
Nếu như cầu nâng 1 trụ là thiết bị không thể thiếu trong các tiệm xịt rửa xe chuyên nghiệp, thì loại 2 trụ lại là linh hồn của các garage sửa chữa ô tô. Tại các cơ sở sửa chữa ô tô hiện nay, đây là thiết bị đóng vai trò đặc biệt để đảm bảo hiệu quả bảo dưỡng cũng như sửa chữa xe.
Việc thi công lắp đặt thiết bị này được tiến hành như thế nào, thực hiện làm sao để đảm bảo hiệu quả sử dụng? Bài viết dưới đây sẽ giúp người dùng lý giải vấn đề này.
Giới thiệu về cầu nâng 2 trụ
Như đã giới thiệu ở trên cầu nâng 2 trụ là thiết bị vô cùng phổ biến trong các tiệm sửa chữa xe ô tô. Nó có chức năng nâng hạ xe ô tô lên xuống giúp cho người thợ dễ dàng kiểm tra cũng như sửa chữa hệ thống gầm xe ô tô. Thiết bị bao gồm 2 loại:
Loại giằng trên
Đối với loại giằng trên, dây cáp và ống dầu sẽ đều nằm ở trên cao, vì thế đảm bảo rất thoải mái và gọn gàng khi cho xe vào vị trí và nâng lên. Loại này cùng an toàn và chắc chắn đối với người sử dụng.
Loại giằng dưới
Với thiết kế này, thì dây cáp và ống dầu sẽ đều nằm ở dưới nên chiều cao của cầu sẽ ngắn lại so với loại cầu giằng trên.

Cầu nâng 2 trụ giằng dưới có những ưu điểm gì ?
Với loại sản phẩm giằng dưới sẽ lắp đặt rất phù hợp ở những nơi có diện tích nhỏ, chiều cao của mái xưởng tương đối thấp.
Dù là giằng trên hay giằng dưới thì thiết bị đều có thể nâng cao, thấp tùy vào người sử dụng. Khi ô tô được nâng cao lên, thì việc quan sát phần gầm và sữa chữa sẽ rộng rãi và thuận tiện hơn rất nhiều.
Quá trình lắp đặt cầu nâng ô tô 2 trụ ra sao ?
Xác định vị trí lắp đặt
Để tiến hành lắp đặt trước hết bạn phải chuẩn bị diện tích và kích thước để lắp máy, rồi mới tiến hành lắp đặt và đem thiết bị vào sử dụng.
Người dùng sẽ tiến hành lắp đặt theo thông số sau: Diện tích tối thiểu để lắp đặt theo tiêu chuẩn sửa chữa ( RxD ): 4 x 7m. Tâm các móng cầu cần phải cách nhau 2870 mm và cách tường 1000 mm đối với cột đặt mô tơ và 800 mm cho cột còn lại.
Việc xác định vị trí lắp đặt là vô cùng cần thiết, bởi nó không chỉ giúp không gian trông thoáng, đẹp chuyên nghiệp hơn mà còn phải đảm bảo được sự tiện lợi cho quá trinh sử dụng.
Làm nền móng cho cầu nâng
- Sau khi xác định được vị trí lắp đặt, người dùng tiếp tục tiến đào hố móng với kích thước 1x1x1m, 2 tâm cách nhau 2870 mm.
- Loại sản phẩm này có diện tích 2 hố móng là: 0.6 m3, nhưng thông thường mọi người thường làm luôn 1m3 cho an toàn. Sau khi đào móng xong, sẽ tiến hành lắp đặt.
- Khi làm nền móng bạn cần chú ý: Chỉ đổ 1 lớp lên bề mặt, không nên đổ nhiều lớp. Bê tông 2 bên móng phải phẳng, đánh dấu 2 vị trí tâm móng.
- Nếu như bề móng ngoài trời thì các bạn nên để đợi khoảng 7-9 ngày, để cho bê tông khô hẳn rồi mới tiến hành lắp đặt.
- Còn đối với móng cầu ở trong nhà có mái che, thì bạn phải đợi từ nhiều hơn, từ 10 -15 ngày, sau đó mới được lắp cầu.
- Nếu bạn muốn nhanh thì có thể sử dụng thêm các chất phụ gia cho bào bê tông để thúc đẩy quá trình đông kết nhanh hơn.

Đo chính xá các thông số để lắp đặt
Cách Lắp đặt
Sau khi bê tông đã khô thì người dùng sẽ tiếp tục tiến hành lắp đặt. Quy trình lắp đặt được tiến hành như sau:
- Trước hết, bạn đặt sản phẩm lên vị trí được xác định trước, giữ chân đế sao cho trùng với đường vạch dấu và ép thẳng xuống nền.
- Kiểm tra kỹ lại các thông số về chiều cao, độ nghiêng. Điều chỉnh làm sao cho độ cao và độ nghiêng hai bên trụ cầu phải bằng nhau, bởi điều này giúp đảm bảo cho sản phẩm có thể hoạt động tốt.

Bản vẽ móng cầu nâng ô tô 2 trụ
- Khoan 6 lỗ bu lông nở tương ứng trên nền và cố định chân đế cầu bằng 6 bu lông nở (khi tiến hành khoan lỗ, bạn nên tránh các vị trí di chuyển của tay cầu).
- Căn chỉnh các bộ phận khác của cầu bằng cách do thông số thật chuẩn xác
- Tiến hành nạp dầu thủy lực vào bình dầu của cầu (khoảng 10 lít). Đồng thời kết nối đường ống dầu cao áp
- Lắp đặt, cân bằng cáp: Kéo cáp bên phải và bên trái qua ròng rọc sao cho có cùng độ cao.
- Lắp dầm ngang: Cố định dầm ngang, lắp khóa chuyển đổi và thanh an toàn với dầm ngang.
- Lắp tay nâng và nên đảm bảo sự đồng bộ giữa chúng. Định vị tay cầu bằng chốt khóa (chốt khóa nên được chèn ở phía dưới). Đồng thời, lắp tay cầu theo đúng quy định, sau đó tháo các chốt khóa để tay cầu ở trạng thái tự do.
Lưu ý: tại vị trí kết nối bạn nên sử dụng đai xiết và keo, nhằm đảm bảo đường ống dẫn dầu không bị rò rỉ.
>>> Bài viết xem thêm: Hướng dẫn đào móng và Thi công lắp đặt cầu nâng 1 trụ
Trên đây là quá trình thi công lắp đặt cầu loại 2 trụ. Hi vọng sau bài viết, người dùng sẽ có thêm những kiến thức cần thiết, cơ bản để có thể lắp đặt đặt chuẩn và hợp lý nhất.