
Hiện nay, dù là trung tâm bảo dưỡng của hãng hay các cửa hàng sửa chữa nhỏ thì không thể thiếu chiếc bàn nâng xe máy. Thiết bị có chức năng nâng hạ xe giúp người thợ sửa chữa thao tác thuận tiện, dễ dàng.Tuy nhiên, hiện nay có 2 loại bàn nâng xe máy phổ biến đó là bàn nâng xe máy đạp chân và bàn nâng xe máy bằng điện. Vậy 2 dòng sản phẩm này có gì khác nhau và nên lựa chọn thiết bị nào cho phù hợp. Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để có thể lựa được thiết bị phù hợp với cửa hàng của mình nhé.

Bàn nâng thiết bị không thể thiếu tại các cửa hàng sửa chữa xe máy hiện nay
Bàn nâng xe máy đạp chân là gì?
Bàn nâng xe máy đạp chân hay còn được gọi với 1 cái tên khác là bàn nâng cơ (bàn nâng dương nền). Thiết bị này hiện đang được sử dụng phổ biến tại các tiệm sửa chữa xe máy có quy mô vừa và nhỏ với nguyên lý hoạt động cơ học. Thiết bị sẽ sử dụng dầu trong ty để hoạt động, khi người thợ thực hiện đạp chân vào bàn đạp được gắn với ống dầu thì phần dầu sẽ được đẩy vào ty để ty sẽ thực hiện nâng xe lên một cách nhẹ nhàng.
Thông số kỹ thuật của bàn nâng xe máy đạp chân:
- Sức nâng tối đa: 150kg
- Chiều dài bàn nâng: 1700mm
- Chiều rộng bàn nâng: 600mm
- Chiều cao tối đa: 800mm
- Chiều cao tối thiểu: 160mm
- Trọng lượng bàn nâng: 80kg

Bàn nâng xe máy loại đạp chân
Vì có cấu tạo khá nhỏ gọn nên bàn nâng xe máy có thể được lắp đặt tại nhiều vị trí. Bên cạnh đó, với giá thành phải chăng, sản phẩm này phù hợp với điều kiện tài chính của nhiều khách hàng.
Bàn nâng xe máy bằng điện là gì?
Bàn nâng điện còn có tên gọi khác là thang nâng hoặc bàn nâng thủy lực bằng điện. Bàn nâng điện là một thiết bị nâng hạ bằng thủy lực. Nếu bàn nâng bằng chân sử dụng dầu và sử dụng cơ học (đạp chân) để hoạt động thì bàn nâng điện sẽ được gắn thêm động cơ điện để thúc đẩy quá trình làm việc được nhanh hơn.
Hiện nay, bàn nâng xe máy bằng điện có thể chịu được tải trọng nâng lên đến 250kg.
Thông số của bàn nâng xe máy bằng điện:
- Sức nâng tối đa: 250kg
- Chiều dài bàn nâng:1800mm
- Chiều rộng bàn nâng:580mm
- Chiều cao tối đa:830mm
- Chiều cao tối thiểu: 175mm
- Thời gian nâng: 15 giây.
So sánh bàn nâng xe máy đạp chân và bàn nâng xe máy bằng điện
Đặc điểm giống nhau
Có thể thấy rằng, dù là loại nào, thì công dụng và chức năng đều không khác nhau. Tất cả là để nhằm phục vụ nhu cầu sửa chữa xe của những người thợ được tốt nhất. Cùng với đó là thiết kế và kiểu dáng và kích thước sản phẩm cũng không có mấy khác biệt.
Hầu hết bàn nâng xe máy đều được sản xuất tại Việt nam, cho nên giá bán của thiết bị này không quá đắt, người đầu tư đều có khả năng mua và sử dụng.
==> Tham khảo: Mua bàn nâng xe máy cũ giá rẻ ở đâu?
Điểm khác nhau
Bàn nâng xe máy đạp chân
Các thiết bị nâng xe máy đạp chân hoạt động không phụ thuộc vào điện nên đảm bảo an toàn cho người dùng trong quá trình sử dụng. Bên cạnh đó, sản phẩm cũng có thể dễ dàng tự động hãm phanh ở nhiều vị trí.
Chất lượng ổn định, sử dụng được lâu bền và có thể hoạt động liên tục trong thời gian dài mà ít xảy ra hư hỏng.
Giá thành rẻ, phù hợp với điều kiện kinh tế của đa số người tiêu dùng hiện nay.
Tuy nhiên, để vận hành thiết bị người dùng cần phải sử dụng nhiều sức lực để để đạp. Do đó sẽ mất nhiều thời gian và công sức hơn so với dòng chạy điện.
Bàn nâng xe máy bằng điện
Dòng thiết bị này được kết hợp cả chức năng đạp chân và dùng điện. Do đó, nếu người dùng lo lắng thiết bị sẽ bị ảnh hưởng khi mất điện thì hoàn toàn có thể yên tâm vì kể cả khi mất điện thì thiết bị vẫn có khả năng hoạt động được bình thường bằng cách đạp chân.
Việc sử dụng điện giúp tiết kiệm hiệu quả công sức của người dùng cũng như hiệu quả làm việc.
Mô tơ điện và bơm được đặt ở trong hoặc ngoài bàn nâng giúp cho việc bảo dưỡng máy trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
==> Tìm hiểu thêm về loại bàn nâng thủy lực

Bàn nâng xe 2 trong 1 vừa dùng điện vừa dùng cơ
Ngoài ra, việc được trang bị hệ thống chốt chống tụt làm tăng thêm độ bền và đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Bề mặt bàn thiết kế thêm miếng đệm inox/cao su để ngăn chặn tình trạng màn nâng bị trầy xước trong quá trình sửa chữa xe.
Thiết bị hỗ trợ cho việc tháo bánh sau trở nên dễ dàng khi thực hiện hạ tấm sàn bàn nâng, việc tự động phanh hãm ở nhiều vị trí, đảm bảo an toàn tối đa cho xe và người sửa chữa.
Với rất nhiều ưu điểm trên thì dòng sản phẩm này sẽ có mức giá bán cao hơn so với dòng thanh nâng đạp chân. Do vậy, tùy vào điều kiện tài chính và nhu cầu sử dụng mà người dùng có thể lựa chọn dòng sản phẩm phù hợp.
Như vậy, với những chia sẻ về 2 loại bàn nâng xe máy đạp chân và bàn nâng xe máy bằng điện mà chúng tôi hy vọng đã cung cấp cho người dùng những thông tin cần thiết để nhận biết và đánh giá chính xác nhất từng loại bàn nâng, từ đó có thể chọn lựa được cho mình sản phẩm phù hợp nhất để sử dụng.