Thiết bị nén khí hoạt động an toàn và ổn định thì không thể không kể đến vai trò của rơ le. Vậy rơ le máy nén khí là gì? Cách điều chỉnh rơ le như thế nào? Hãy cùng Điện máy Yên Phát tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!
Rơ le máy nén khí là gì?
Trong máy nén khí, rơ le là thiết bị quan trọng, dùng để điều chỉnh áp suất làm việc bình thường của thiết bị khi áp suất bị thay đổi đột ngột. Rơ le của máy nén khí sẽ hoạt động trong các trường hợp:
-
Áp suất trong máy quá thấp: Rơ le sẽ tự động ngắt điện để bảo vệ hoạt động cho máy.
-
Áp suất trong máy quá cao: Trong trường hợp này, rơ le cũng tự ngắt để đảm bảo an toàn cho máy và người sử dụng.

Rơ le bộ phân quan trọng trong máy nén khí
Cấu tạo rơ le máy nén khí
Gồm các bộ phận sau:
1. Vít đặt áp suất thấp LP
2. Vít đặt sai LP
3. Tay đòn chính
7. Lò xo chính
8. Lò xo vi sai
9. Hộp xếp dãn nở
10. Đầu nối áp suất thấp.
12. Tiếp điểm
13. Vít đầu dây điện
14. Vít nối đất
15. Lối đưa dây điện vào
16. Cơ cấu lật để đóng/ mở tiếp điểm dứt khoát
18. Tấm khóa
19. Tay đòn
23. Vấu đỡ
30. Nút reset (đối với công tắc áp suất cao).
5. Vít đặt áp suất cao HP
11. Đầu nối áp suất cao.

Cấu tạo rơ le máy nén khí
Nguyên lý hoạt động:
Khi áp suất bị nén và tụt xuống mức thấp nhất, màng xếp của rơ le bị co lại, lò xo căng tạo ra lực đẩy khiến hai tiếp điểm của rơ le kéo ra và thiết bị sẽ dừng hoạt động. Trong lúc này, nếu muốn vận hành máy, người dùng cần phải thực hiện thao tác reset lại máy.
Khi áp suất bị đẩy lên giá trị cao nhất, lực đẩy của lò xo tác động khiến cho các tiếp điểm bị tách ra. Từ đó, khiến cho rơ le tự động ngắt điện nhằm đảm bảo an toàn.
Vai trò của rơ le máy nén khí
-
Bảo vệ máy nén khí khi áp suất quá thấp hoặc cao vượt mức cho phép nhằm kéo dài tuổi thọ và đảm bảo an toàn cho thiết bị và người sử dụng.
-
Kiểm tra hiệu suất dầu cho máy nén khí: Với các dòng máy trục vít, áp suất dầu trong cacte luôn luôn thay đổi. Chính vì vậy, bộ rơ le được trang bị nhằm để kiểm tra dầu và bảo vệ cho máy.
Cơ chế hoạt động của chúng như sau: Nếu lượng dầu trong cacte đủ thì rơ le sẽ không xảy ra bất kỳ phản ứng gì. Nhưng ngược lại, nếu dầu không đủ có thể khiến cho dây điện nóng nhanh và ngắt nguồn điện vào máy.
Hướng dẫn chỉnh rơ le máy nén khí
Người dùng có thể điều chỉnh rờ le máy nén khí khi gặp một trong các trường hợp sau:
-
Khi thiết bị đưa vào sử dụng lần đầu tiên, rơ le chưa được cài đặt nên người dùng cần phải thực hiện điều chỉnh để có thể đưa máy vào hoạt động.
-
Khi áp lực cũ không đáp ứng được yêu cầu công việc, người dùng có thể thay đổi áp lực làm việc mới. Tuy nhiên, việc thay đổi phải đảm bảo phù hợp với công suất hoạt động của máy.
-
Khi phát sinh các sự cố bất thường khiến cho áp lực máy nén khí không đều nhau, không đáp ứng được hết nhu cầu của người sử dụng.
Khi điều chỉnh rơ le áp suất máy nén khí, người dùng cần thao tác thực hiện theo các bước sau:
-
Tiến hành mở nắp đậy của rơ le ra.
-
Xoay rơ le để điều chỉnh: Nếu muốn tăng áp, xoay rơ le theo đúng chiều kim đồng hồ quay. Ngược lại, nếu muốn điều chỉnh giảm áp, bạn chỉ cần vặn rơ le theo chiều ngược chiều kim đồng hồ là được.

Chỉnh rơ le máy nén khí
Thông thường, với máy nén khí 1 pha dùng nguồn điện 220V thì rơ le áp suất được điều chỉnh là 8kg/cm2. Còn đối với các dòng máy nén khí 3 pha dùng nguồn điện 380V thì mức áp suất rơ le được điều chỉnh phổ biến là 12kg/cm2.
Cách cài đặt rơ le
Rơ le hoạt động có 2 kiểu, chính vì vậy bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách cài đặt rơ le ở 2 trạng thái khác nhau:
Rơ le mở tải
-
Bắt đầu từ bình chứa khí nén trống.
-
Khi máy hoạt động, người dùng để cho máy chạy cho đến khi đạt được áp suất ngắn tải.
-
Mở từ từ van xả để khí có thể thoát ra ngoài xem áp suất đã tụt như thế nào?
-
Đợi đến khi máy tiếp tục khởi động, hãy ghi chú lại áp suất (đó là áp suất mở tải).
-
Sử dụng dụng cụ chuyên dụng để điều chỉnh áp suất. Quay chúng theo chiều kim đồng hồ cho đến khi áp suất ngắt tải.
-
Đóng van xả khí của máy lại. Sau đó, máy sẽ tiếp tục vận hành cho đến khi đạt được áp suất ngắt tải.
Rơ le ngắt tải
Lưu ý trước khi bắt đầu, người dùng nên ghi áp suất máy dừng lần cuối vào và thực hiện theo các bước sau:
-
Điều chỉnh độ chênh áp theo yêu cầu của khách hàng. Nếu muốn tăng áp, vặn máy theo chiều kim đồng hồ và giảm áp khi xoay ngược chiều kim đồng hồ.
-
Mở van xả cho đến khi độ tụt van đủ thấp để máy nén có thể hoạt động được. Đóng van lại.
-
Kiểm tra áp suất ngắt áp.
Một số lưu ý khi thực hiện điều chỉnh rơ le máy nén khí
-
Cài đặt áp suất phải phù hợp với công suất máy và đảm bảo độ chênh áp suất của rơ le. Độ chênh được tính bằng: áp suất ngắt tải - áp suất mở tải. Thông thường, mức chênh từ 0.8 - 1 bar là phù hợp nhất.
-
Khi hiệu chỉnh rơ le, người dùng nên xoay chắc tay, tránh trường hợp xoay rơ le lỏng lẻo dẫn đến hiện tượng máy nén khí bị xì hơi.
-
Không chỉ quan tâm đến công suất máy, trong suốt quá trình điều chỉnh, người dùng cũng nên quan tâm đến lượng khí nén cần dùng để điều chỉnh sao cho phù hợp, tránh trường hợp lãng phí, tiêu tốn nhiều điện năng.
-
Vì bộ rơ le là bộ phận quan trọng của máy nén khí. Chính vì vậy, trường hợp rơ le bị hỏng, người dùng cần tìm đến địa chỉ bán rơ le máy nén khí chất lượng để mua và thay thế. Nếu không tự thay được tại nhà thì cách tốt nhất là mang rơ le máy nén khí đến cơ sở sửa chữa uy tín để được kiểm tra.

Điều chỉnh áp suất phù hợp với công suất máy và nhu cầu sử dụng
HY vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc nắm vững cấu tạo và cách chỉnh rơ le máy nén khí. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ đến chúng tôi qua số Hotline để được giải đáp sớm nhất nhé!