Máy mài sàn bê tông đang trở thành thiết bị được sử dụng phổ biến trong các công trình xây dựng với mục đích mài sàn bê tông, đánh bóng và tạo độ nhẵn cho sàn nhà... Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được máy mài sàn bê tông có những đặc điểm gì nổi bật và được ứng dụng trong những lĩnh vực nào? Bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc đó.
Cấu tạo của máy mài sàn bê tông
Tay cầm điều khiển: Là một phận hỗ trợ người dùng dễ dàng điều khiển và di chuyển đến mọi vị trí để thực hiện công việc mài mặt phẳng và đánh bóng bề mặt bê tông dễ dàng. Bộ bận này có thể tháo rời nên người dùng dễ dàng bảo quản mà không cần lo ngại tốn nhiều diện tích.
Hộp đấu điện: Có chức năng truyền điện đến các bộ phận bên trong của máy và góp phần điều khiển công tắc bật mô tơ bật mở dễ dàng.

Cấu tạo chính của máy mài sàn bê tông
Động cơ điện: Máy mài sàn bê tông có bộ phận mô tơ làm nhiều vụ cung cấp năng lượng cho máy để mài nền và mỗi loại model đều có công suất làm việc khác nhau.
Hệ thống bánh xe: Được thiết kế bởi các khung sắt bao bọc bằng lớp cao su mềm hỗ trợ thiết bị có thể di chuyển đến mọi vị trí cần vệ sinh dễ dàng mà không mất nhiều công sức.
Van tiếp nước: Bộ phận này có mục đích đưa dòng nước bên ngoài vào để hạ nhiệt cho phụ kiện mài và chống văng bụi bẩn ra ngoài môi trường.
Đĩa mài: Chia thành nhiều loại khác nhau tùy kiểu dáng và vật liệu với mục đích mài đá và làm phẳng các mặt sàn tại các công trình.
Bộ khung: Được chế tạo từ vật liệu sắt nên bộ phận này bền chỉ, chắc chắn và chịu được áp lực công việc cao.
Phân loại thiết bị mài sàn
Thông thường người ta thường phân loại thiết bị này dựa vào bề mặt gia công hoặc công dụng của từng loại. Tuy nhiên, 2 loại máy mài bê tông đang được người dùng ưa chuộng sử dụng nhất hiện nay là máy mài bê tông cầm tay và máy mài bê tông công nghiệp.
Thiết bị mài bê tông cầm tay: Nhờ có kích thước nhỏ gọn nên dòng thiết bị này phù hợp để thực hiện quá trình mài phẳng và đánh bóng cho những mặt sàn có diện tích nhỏ hẹp và nhiều góc cạnh... Trong quá trình vận hành người dùng cũng dễ dàng di chuyển đến mọi khu vực cần làm việc. Hoạt động dựa trên nguồn điện 220V và công suất làm việc tương đối nên tiết kiệm được lượng điện năng hiệu quả. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng phát triển ra nhiều model máy mài bê tông cầm tay có hút bụi để giảm thiểu nhiều nhất lượng bụi bị xả ra môi trường.

Máy mài sàn bê tông công nghiệp
Máy mài sàn bê tông công nghiệp: Đây là thiết bị thường được sử dụng để mài mặt phẳng và chà bóng những không gian rộng như công xưởng, nhà máy, xí nghiệp.... Những thiết bị này sẽ giúp người dùng tiết kiệm thời gian và công sức mài sàn hơn so với – phương pháp mài sàn thủ công. Trước khi mua người dùng nên căn cứ vào nhu cầu và điều kiện kinh tế của mình để lựa chọn thiết bị cho phù hợp.
Máy mài bê tông được ứng dụng trong những lĩnh vực nào?
Hỗ trợ xây dựng nền xưởng và nhà kho mới
Trong các công trình xây dựng thiết bị mài sàn được sử dụng kết hợp cùng hóa chất cần thiết để gia tăng độ nhẵn, bóng và phẳng cho nền nhà. Những không gian có diện tích lớn này thường sử dụng loại máy công nghiệp có chụp hút bụi mài bê tông để công việc được thực hiện nhanh chóng và không gây ô nhiễm.

Máy mài sàn bê tông được sử dụng nhiều trong các công trình xây dựng
Cải tạo sàn nhà mới
Máy mài bê tông Makita hay các sản phẩm máy mài nền bê tông khác cũng được sử dụng để cải tạo và sửa chữa những mặt sàn bị hư hỏng và xuống cấp. Lớp sơn cũ của mặt sàn bị bong tróc làm mất tính thẩm mỹ thì máy mài sàn sẽ xử lý và loại bỏ đi lớp sơn này để chuẩn bị bề mặt cho lớp sơn mới.
Trên đây, là một số thông tin mà chúng tôi cung cấp về ứng dụng của máy mài sàn bê tông. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về loại máy này và lựa chọn được thiết bị phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình và đơn vị.