
Lọc tách dầu máy nén khí là một bộ phận không thể thiếu trong máy nén khí ngâm dầu. Bộ phận này có vai trò tách dầu ra khỏi khí nén giúp khí đi vào dây chuyền mà không bị lẫn dầu. Với vai trò quan trọng, bộ lọc tách dầu được nghiên cứu chế tạo kỹ lưỡng và mức chi phí đắt hơn nhiều bộ lọc khác trong máy nén khí.
Nhiều người hay nhầm lẫn bộ phận này với bộ lọc dầu máy nén khí. Nhưng đây là hai bộ phận có vai trò hoàn toàn khác nhau. Trong đó, lọc dầu là bộ phận có chức năng lọc cặn bẩn lẫn trong dầu trước khi phun dầu vào đầu nén, còn lọc tách dầu lại giữ vai trò tách dầu ra khỏi khí nén. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về bộ phận lọc tách dầu này trong bài viết dưới đây.
Lọc tách dầu máy nén khí là gì? Chức năng
Lọc tách dầu là một bộ phận quan trọng chỉ có trong máy nén khí trục vít ngâm dầu. Bộ phận này có nhiệm vụ tách dầu ra khỏi dòng khí nén.
Cụ thể, trong quá trình máy vận hành, dầu nhờn được đưa vào đầu nén với nhiệm vụ bôi trơn, làm kín, làm mát và chống hoen gỉ. Điều này khiến cho không khí có lẫn một lượng dầu lớn và hỗn hợp khí dầu sẽ ra khỏi đầu nén. Lúc này lọc tách dầu sẽ giữ dầu nhờn lại trong máy nén khí để tiếp tục nhiệm vụ của mình. Không khí không lẫn dầu sau khi tách được thoát ra.

Lọc tách dầu máy nén khí rất quan trọng với chất lượng khí
<<<Nếu bạn muốn mua máy nén khí mới nhất tại ĐIỆN MÁY YÊN PHÁT click TẠI ĐÂY>>>
Thiết bị lọc tách dầu này được lắp trực tiếp trên màn chắn nhằm không cho hỗn hợp dầu khí tiếp xúc trực tiếp với bộ lọc. Trên một số máy nén khí nhỏ, bộ phận lọc tách nhớt máy nén khí này trông tương tự như lọc dầu nhưng có kích thước to hơn. Những chiếc lọc tách dầu này được lắp trong bình tách dầu.
Nguyên lý vận hành của bộ phận này cụ thể như sau. Phần lớn dầu nhờn được tách khỏi khí nén bởi lực ly tâm. Hỗn hợp khí dầu đi vào bình dầu, sau đó lực ly tâm tác động lên hỗn hợp dầu khí khiến lượng dầu bị đẩy ra ngoài (do khối lượng nặng hơn khí) và rơi xuống đáy bình dầu.
Khoảng hơn 80% dầu sẽ được loại bỏ thông qua quá trình tách này. Lượng dầu còn xót lại trong khí nén sẽ tiếp tục tồn tại dưới dạng giọt li ti. Khi dòng khí nén có chứa lượng dầu thừa này đi qua bộ lọc tách dầu, những giọt dầu nhỏ li ti này gộp lại thành giọt lớn và rơi xuống khi đó chúng được bộ lọc tách thu lại.
Cấu tạo lọc tách dầu máy nén khí
Những chiếc lọc tách dầu có cấu tạo hình dáng cốc trụ dài với đáy sâu. Lọc tách có kết cấu dạng lưới thép xoắn hình trụ đặc biệt cho phép nâng cao khả năng chịu lực nén lên trên bề mặt bộ lọc. Phần miệng bộ lọc tách là miếng thép mỏng hình tròn tạo thành vòng với các vết cắt để gắn khít với bình tách dầu.

Lớp vỏ với các lỗ xếp song song chéo nhau cho khả năng lọc dầu nhanh chóng
Phần thân lọc tách được làm từ thép cao cấp đã đục lỗ sẵn. Các lỗ này chạy song song theo đường chéo giúp dòng hỗn hợp khí dầu chảy xoắn khi đi qua bộ phận lọc tách. Điều này giúp nâng cao hiệu quả gom dầu, lượng dầu bị thất thoát là không đáng kể.
Phân loại lọc tách dầu máy
Chúng ta có nhiều tiêu chí để phân loại lọc tách dầu khác nhau. Mỗi tiêu chí lại chia bộ lọc tách dầu khí nén thành nhiều loại khác biệt cụ thể như sau.
Phân loại lọc tách dựa vào vị trí lắp đặt
Với vị trí lắp đặt chúng ta có thể chia lọc tách máy nén hơi thành 2 loại riêng biêt:
+ Lọc tách trong: là loại lọc tách được lắp đặt bên trong bình dầu, loại lọc tách này phổ biến nhất với các máy nén khí trục vít. Ưu điểm của loại này là tình trạng sụt áp thấp, lưu lượng làm việc lớn. Tuy nhiên chúng khó thay thế vì nằm phía trong cho nên nếu thay thì phải tháo lắp nhiều chi tiết.
+ Lọc tách ngoài: loại này được lắp bên ngoài bình tách dầu máy nén khí, độ phổ biến thấp hơn, thường xuất hiện ở các máy nén khí công suất nhỏ. Loại này có ưu điểm là dễ thay thế, lắp đặt đơn giản hơn. Tuy nhiên hạn chế là lưu lượng làm việc của không thể bằng lọc tách trong và yêu cầu phải có khoang chứa.

Bộ lọc tách dầu nén khí nằm trong bình tách dầu
Phân loại dựa vào thiết kế, hình dáng của lọc
Dựa vào tiêu chí này, chúng ta có thể chia lọc tách dầu thành nhiều loại cụ thể.
- Thiết kế dạng hình trụ tròn có đáy sâu. Đây là bộ lọc tách phổ biến nhất hiện nay.
- Thiết kế dạng nếp gấp: bộ lọc tách này sử dụng lõi lọc dạng nếp gấp. Kiểu nếp gấp cho phép đạt được lưu tách lượng cao hơn trong cùng một không gian.
- Lọc tách 3s: cho khả năng nâng cao gấp đôi, gấp 3 lần lưu lượng lọc so với bộ lọc truyền thống có cùng kích thước.
- Lọc tách dầu dạng quấn: lõi lọc được quấn dây để hướng dòng khí vào trong hay ra ngoài.
Tùy thiết kế của từng sản phẩm máy nén khí công nghiệp mà nhà sản xuất sẽ cân nhắc lắp bộ tách dầu máy nén khí trong hay ngoài.
Lọc tách dầu máy nén khí giá bao nhiêu?
Bộ phận náy có vai trò rất quan trọng, quyết định phần nào tới chất lượng khí nén cũng như độ tiêu tốn dầu cho nên giá thành của chúng không hề thấp. Hiện nay lọc tách dầu máy nén hơi dao động từ 1 triệu đến vài triệu đồng.
Khi so mức giá này với các bộ lọc khác trên máy nén không khí thì chúng cao hơn nhiều. Mức giá có sự dao động giữa các model, công suất máy cũng như thương hiệu khác nhau.

Lựa chọn loại lọc dầu phù hợp với loại máy bơm hơi
Người dùng nên lưu ý, lọc dầu máy nén khí trục vít của các model máy nén khí có sự sai khác nhau về kích thước, quy cách thiết kế.
Tiêu biểu như lọc tách dầu máy nén khí Hitachi, lọc tách dầu máy nén khí Kobelco đều có bộ lọc tác với mã số riêng biệt. Cho nên trong quá trình chọn mua cần có sự tìm hiểu kỹ lưỡng để tránh mua phải những model không phù hợp với thiết bị khí nén.
Chú ý khi kiểm tra, thay thế lọc tách dầu
Thông thường, tuổi thọ của lọc tách dầu thường trong khoảng 4000-8000 giờ, tuy nhiên chúng còn phun thuộc vào nhiều yếu tố như môi trường, thời tiết, cách lắp đặt, tần suất sử dụng, lọc dầu, chất lượng dầu bôi trơn,…Khi thay thế lọc nhớt máy nén khí, người dùng cần lưu ý thay lọc tách có thông số, kích thước giống lọc cũ.
Trên đây là một số thông tin về lọc tách dầu mà người dùng có thể tham khảo để hiểu hơn về bộ phận này, từ đó sử dụng máy nén khí công nghiệp hiệu quả hơn. Mọi thắc mắc cần giải đáp thêm về lọc tách dầu hay có nhu cầu tham khảo về máy nén khí, vui lòng liên hệ hotline 0987 779 682 để được tư vấn, hỗ trợ nhanh chóng, miễn phí.
>>> Xem thêm: