Cùng với các thiết bị như bàn nâng thủy lực, cầu nâng thì kích thủy lực là công cụ không thể thiếu trong lĩnh vực sửa chữa ô tô. Đây là thiết bị không còn xa lạ trong các garage hiện nay. Để có thể nắm rõ hơn về sản phẩm này, cũng như sử dụng sản phẩm an toàn, hiệu quả nhất thì bài viết sau đây chắc chắn bạn không thể bỏ qua.
Kích thủy lực là gì?
Kích thủy lực là công cụ được dùng để nâng các vật có trọng tải lớn. Đối với cơ sở sửa chữa ô tô sản phẩm này được sử dụng để nâng ô tô nhằm phục vụ cho việc sửa chữa được dễ dàng hơn.
Do được hoạt động dựa trên cơ chế hoạt động của piston, cho nên thiết bị còn có tên gọi khác như kích thủy lực piston.
Cấu tạo kích thủy lực
Cấu tạo của công cụ này khá đơn giản như sau:
- Khóa.
- Van.
- Bình chứa chất lỏng thủy lực: đây là dầu thủy lực.
- Piston 1, piston 2.
Kích thước của piston sẽ không giống nhau chúng thường phụ thuộc vào hành trình nâng và tải trọng.

Cấu tạo của sản phẩm kích thủy lực
Các sản phẩm bàn kích thủy lực đều được thiết kế một cách đơn giản, gọn nhẹ nhằm mang lại sự thuận tiện cho việc sử dụng và di chuyển.
Chất liệu của thiết bị này là bằng thép, hợp kim, có thể chịu lực vô cùng tốt, cho nên sản phẩm có độ bền cao.
Nguyên lý kích thủy lực
Nguyên lý của sản phẩm kích bao gồm 2 phần như sau:
Khi đẩy lên: Piston 2 dịch chuyển xuống phía dưới(L1), khiên cho van 3 bị đóng lại. Dầu từ bình công tác 1 đi qua van một chiều số 4 để tới xi lanh. Lúc này, piston số 6 trong xi lanh thực hiện tải vật (gọi là L2).
==> Xem thêm: Xi lanh thủy lực là gì? Nguyên lý và cấu tạo của xi lanh thủy lực.
Khi hạ xuống: piston sẽ dịch chuyển lên trên, làm cho van 1 chiều số 4 đóng lại, nhờ đó piston số 2 sẽ bị hạ xuống một đoạn (L2).
Nếu công việc của bạn cần phải hạ piston số 6 và vật tải thì chỉ cần thực hiện thông bình chứa chất lỏng bằng cách hạ khóa số 5.
Các loại kích thủy lực
Kích chai: có hình như cái chai với một Piston trục thẳng đứng, bên trên là bộ phận được tiếp xúc trực tiếp với vật cần nhấc lên. Đây là loại kích được cầm tay, giúp nâng nhấc vật nặng tới 50 tấn. Chúng thường được sử dụng để nâng nhấc thang máy, sửa chữa ô tô,...

Kích thủy lực hiện nay trên thị trường rất đa dạng
Kích khí nén: là thiết bị thường có sự hỗ trợ của máy nén khí để giúp cho kích có thể hoạt động thay vì dùng tay như kích chai. Nhờ đó có thể tiết kiệm được sức lao động, hơn nữa còn đảm bảo được thời gian nâng nhấc nhanh. Nếu không có nguồn khí nén bạn có thể sử dụng tay để giúp loại khí này hoạt động tốt.
Ngoài ra, còn các loại kích khác như: kích dạng sợi (có thể nâng trọng lượng hàng trăm tấn), kích sàn (có thể nâng được từ 4 tấn đến 10 tấn),...
Phân loại kích thủy lực theo cấu tạo
Kích thủy lực dài
Kích dài hay còn gọi là kích thủy lực 1 chiều, kích đứng. Thiết bị này được sử dụng để nhằm thực hiện nâng hạ những vật có tải trọng lớn.
Khi tiến hành thao tác với bơm thủy lực, sẽ giúp cho kích thủy lực được nâng lên, vì được tích hợp với lò xo, nên khi mở van bơm thủy lực sẽ giúp cho thiết bị tự động được hạ xuống.
Kích này giúp cho quá trình nâng hạ diễn ra nhanh chóng, chính xác, phổ biến với mức trọng lượng là 1 - 1000 tấn.

Sản phẩm kích thủy lực 1 chiều
Kích thủy lực nằm ngang
Kích nằm ngang hay còn được gọi là kích 2 chiều. Với khả năng hoạt động theo 2 chiều, cho nên thiết bị này có thể được nâng và hạ theo chiều ngang như ý muốn của người sử dụng.
Sản phẩm này có khả năng nâng được thiết bị có tải trọng từ vài tấn đến vài trăm tấn. Loại kích này thường phải có sự hỗ trợ của bơm điện thủy lực 2 vòi dầu mới có thể sử dụng được.
Kích thủy lực rỗng tâm
Loại kích này có phần lõi rỗng xuyên suốt chiều dài kích. Người dùng có thể sử dụng loại kích này để nâng hoặc kéo vật nặng cho vào phần rỗng của kích. Thông thường, loại kích này có kích thước rất lớn để có thể bù vào phần thể tích bị rỗng.
Phân loại kích thủy lực theo nguyên lý
Kích thủy lực dùng điện
Loại kích này thường có khả năng nâng lớn,thời gian nâng nhanh, được sử dụng cho những công việc nâng hạ xe tại các trung tâm bảo dưỡng, sửa chữa xe ô tô chuyên nghiệp, hay sản xuất cơ khí,...
Tuy nhiên, dòng kích này lại phụ thuộc vào nguồn điện, nếu không có điện chúng sẽ không thể hoạt động được.

Nhu cầu sử dụng kích thủy lực hiện nay rất lớn
Kích thủy lực dùng hơi
Loại này cũng thường được sử dụng phổ biến tại các garage hiện nay. Chúng có khả năng nâng khá lớn và cần phải có sự hỗ trợ của khí nén để đảm bảo cho thiết bị có thể thực hiện công việc nhanh chóng, tiết kiệm được công sức, cũng như thời gian của người dùng hiện nay.
Kích thủy lực bơm tay
Loại này thường được sử dụng tại các tiệm sửa chữa nhỏ. Có thể nâng các vật nặng có tải trọng thấp và trung bình. Quá trình nâng mất nhiều thời gian và công sức của người dùng.
Ưu điểm của loại này là không bị phụ thuộc vào điện, hay khí nén mà vẫn có thể hoạt động được.
Phân loại kích thủy lực theo trọng lượng
- Kích thủy lực 5 tấn: Trọng lượng của loại kích này thường chỉ từ 3-5kg, được sử dụng để có thể nâng hạ những vật có tải trọng từ thấp (tối đa 5 tấn). Hành trình nâng của loại kích này thường là 115mm.
- Kích thủy lực 2 tấn: Loại kích này thường được sử dụng phổ biến hiện nay. Sản phẩm có kích thước đơn giản, trọng lượng từ 2 – 3kg, có khả năng nâng các vật nặng từ 0-2 tấn. Hành trình nâng của laoij kích này là từ 50mm - 200mm tùy vào từng loại.
- Kích thủy lực 10 tấn: Tải trọng nâng tối đa của loại kích này là 10 tấn. Sản phẩm có mức giá khá rẻ. Hành trình nâng từ 0-150mm. Người dùng có thể lựa chọn cho mình loại kích đứng hoặc kích ngang.
- Kích thủy lực 50 tấn: Nâng được các vật nặng có tải trọng tối đa là 50 tấn. Hành trình nâng sẽ được phụ thuộc vào nhu cầu công việc cụ thể của người sử dụng.
- Kích thủy lực 20 tấn: Tải trọng tối đa của loại kích này là 20 tấn, hành trình nâng từ 500mm đến 200mm, tùy thuộc vào hãng sản xuất, cũng như nhu cầu sử dụng của người dùng.
- Kích thủy lực 1 tấn: Loại kích này có khả năng nâng được tối đa 1 tấn, hành trình nâng sẽ dựa vào từng yêu cầu công việc.
- Kích thủy lực 30 tấn: Loại kích này có khả năng nâng hạ những vật nặng có trọng lượng tối đa 30 tấn. Hành trình nâng từ 50mm – 200mm, tùy vào từng công việc cụ thể.

Kích thủy lực 2 tấn
Ngoài ra, còn rất nhiều các loại kích thủy lực theo tải trọng khác trên thị trường hiện nay để có thể đáp ứng được nhu cầu công việc của mọi đối tượng sử dụng hiện nay.
Giá kích thủy lực
Giá bán của sản phẩm kích thủy lực không quá cao, cho nên người dùng có thể đầu tư sở hữu. Hơn nữa, kích thủy có rất nhiều các mức giá bán khác nhau, từ vài trăm ngàn cho tới hàng chục triệu đồng. Chúng phụ thuộc vào hãng sản xuất, trọng tải nâng và đơn vị cung cấp hiện nay.
Để có thể mua kích thủy lực giá rẻ, quý khách hàng hãy chú ý lựa chọn những đơn vị uy tín trên thị trường để mua hàng. Khi mua kích thủy lực tại những đơn vị này không chỉ đảm bảo về chất lượng mà còn giúp quý khách mua được hàng với giá bán hợp lý trên thị trường hiện nay.

Giá bán các sản phẩm kích thủy lực
Cách sử dụng kích thủy lực
Kiểm tra vít xả e đã được vặn chặt hay chưa. Vặn chặt vít xả e theo chiều kim đồng hồ, nếu vít xả e chưa được vặn vào thì khi tiến hành kích thì kích sẽ không lên hoặc là không chịu được tải.
Nhấn van cấp khí để tiến hành nâng kích, nhả van cấp khí để dừng kích. Tiến hành thao tác với máy móc, thiết bị đã được kích. Nếu thời gian thao tác với máy móc, thiết bị dài, hãy sử dụng vật kê (mễ kê) để kê thay kích, sau đó nhấc kích ra trong quá trình sửa chữa. Khi sửa chữa xong sẽ kê lại kích và đưa mễ kê ra trước khi hạ kích xuống.
Sau khi thao tác xong với máy móc, thiết bị đã được kích. Tiến hành hạ kích bằng cách dùng tay công đi kèm theo kích để vặn xả e từ từ ngược chiều kim đồng hồ đảm bảo máy móc, thiết bị được hạ xuống một cách từ từ. Nếu vặn xả e nhanh sẽ làm cho kích tụt xuống đột ngột dưới tải trọng nặng của vật đang kích, có khả năng hỏng kích và sập kích gây mất an toàn cho người và máy móc, thiết bị.
Sau khi cần xi lanh đã được thu lại hết, tiến hành vặn chặt xả e lại.
Cách sửa chữa kích thủy lực
Trong quá trình sử dụng thiết bị kích thủy lực, chắc chắn không thể tránh khỏi các tình trạng hư hỏng. Để khắc phục và xử lý các tình trạng này, người dùng nên thực hiện kiểm tra kích xem hư hỏng ở đây để thực hiện sửa chữa. Nên chú ý những vấn đề sau để hạn chế tối đa các hư hỏng của kích:
- Thực hiện xả hết đội (kích) về vị trí ban đầu nhằm giúp cho bộ phận xi lanh không xảy ra các tình trạng rỉ sét hay xước do bụi bẩn.
- Chú ý không đặt ngược kích, bởi đây chính là nguyên nhân dẫn tới tình trạng chảy dầu. Do đó khiến cho dầu trong kích không đảm bảo đủ cho quá trình làm việc, nên ảnh hưởng tới tuổi thọ của kích.
- Thực hiện châm dầu vào bầu bơm hơi sẽ giúp cho đầu piston và xilanh không bị khô, tránh làm hỏng kích.
- Chú ý không để bụi bẩn lọt vào bộ phận hơi, điều này sẽ gây ra tình trạng xước xilanh
- Bảo quản thiết bị nơi khô ráo, để không làm rỉ sét hay bụi bẩn lọt vào trong kích.
- Thực hiện vệ sinh và tiến hành kiểm tra nhớt thường xuyên cho kích
- Thay mới cho các chi tiết nếu xảy ra tình trạng nứt, mòn. Quá trình thực hiện thay cần phải được đảm bảo sao cho đúng kỹ thuật.
- Lau chùi sạch sẽ cho con đội để đảm bảo không xảy ra các tình trạng hư hỏng
- Cung cấp lượng dầu mới với chất lượng đảm bảo.
Dầu dùng cho kích thủy lực
Để đảm bảo cho thiết bị con đội được vận hành một cách bền bỉ và trơn tru, việc thực hiện thay dầu thường xuyên là đặc biệt quan trọng đối với người dùng hiện nay.

Thực hiện cấp dầu cho kích thủy lực vô cùng quan trọng
Dầu nhớt giúp bôi trơn xi lanh, van xả để cho kích thực hiện được công việc nâng đẩy vật nặng được dễ dàng nhất. Cho nên, neus việc thay dầu không được thực hiện thường xuyên sẽ gây ra tình trạng khô dầu, làm cho lực ma sát lớn, khiến các chi tiết bị ăn mòn làm hư hại cho kích nâng.
Thông thường các hệ thống thủy lực thường ưu tiên các loại dầu có gốc khoáng với độ nhớt theo tiêu chuẩn ISO VG 32, 46, 68. Do đó, bạn có thể tham khảo dầu nhớt của một số hãng uy tín trên thị trường như: Shell, PV Oil, Castrol, Mobil, Total,...
Thay dầu kích thủy lực
Để làm tăng tuổi thọ, cũng như đảm bảo cho thiết bị vận hành tốt nhất thì việc thực hiện thay dầu, làm sạch kích là biện pháp tốt nhất. Do đó, bạn nên thực hiện kiểm tra, thay nhớt cho kích theo định kỳ 1-2 lần/năm.
Chú ý, việc đổ nhớt nên ngang bằng với nút châm nhớt, không nên vượt quá mức này.
Như vậy, bài viết trên đây Điện máy Yên Phát đã giúp người dùng tìm hiểu về kích thủy lực là gì và có những loại kích thủy lực nào? Cũng như những biện pháp sử dụng kích thủy lực tốt nhất, từ đó đảm bảo cho công việc của bạn được diễn ra một cách thuận lợi nhất. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay nhu cầu mua hàng quý khách hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể.