
Cũng như các loại thiết bị, máy móc khác, quá trình vệ sinh, bảo dưỡng máy nén khí định kỳ giúp đảm bảo chất lượng máy, kéo dài tuổi thọ, hạn chế hỏng hóc. Không những vậy việc này còn giúp phát huy tốt khả năng làm việc của thiết bị. Vậy, quá trình bảo dưỡng máy nén khí cần được thực hiện như thế nào? Thời gian ra sao?
Tại sao phải tiến hành bảo dưỡng máy nén khí?
Có nhất thiết phải tiến hành bảo dưỡng máy nén khí hay không? là nghi vấn của không ít người dùng. Câu trả lời là có. Nguyên nhân khiến chúng ta cần tiến hành bảo trì máy nén khí là.
Giúp máy nén khí vận hành và hoạt động ổn định
Máy bơm hơi nói riêng và tất cả các loại máy móc chung sau một thời gian sử dụng sẽ khó tránh khỏi bị mài mòn, hoen gỉ các bộ phận, chi tiết, linh kiện ở bên trong máy. Điều đó khiến cho công suất làm việc bị suy giảm.
Không những vậy chúng còn gây ra tình trạng lỏng lẻo cho nhiều bộ phận, khiến nhiều chi tiết máy bị sai vị trí khi có trấn động máy, ảnh hưởng tới hoạt động của máy.
Đặc biệt, việc máy nén không khí hoạt động lâu mà không được tiến hành vệ sinh sẽ khiến cho bụi bẩn bị bám nhiều, khiến hiệu suất vận hành kém hiệu quả. Bụi bẩn có thể làm tắc bộ lọc dầu, ảnh hưởng đến chất lượng khí cũng như công suất làm việc của máy nén khí.

Thực hiện bảo dưỡng cho máy nén khí khá cần thiết
Do đó, việc bảo dưỡng, vệ sinh định kỳ cũng như điều chỉnh những sai lệch cho sẽ đảm bảo được hiệu suất làm việc được cao nhất, góp phần kéo dài tuổi thọ cho máy nén khí hiện nay.
Ngăn ngừa những sự cố phát sinh
Việc thực hiện bảo dưỡng, kiểm tra máy thường xuyên sẽ giúp người dùng có thể nhanh chóng phát hiện các tình trạng hư hỏng, cũng như những sai lệch có thể xảy ra của máy. Từ đó mà có những biện pháp giải quyết, khắc phục nhanh chóng, kịp thời nhất, đảm bảo cho máy không bị xảy ra hư hỏng nghiêm trọng hơn.
Tiết kiệm chi phí sửa chữa
Máy bơm nén khí nếu không được bảo dưỡng định kỳ sẽ nhanh chóng bị giảm tuổi thọ. Cụ thể là vận hành với độ ồn lớn, rung lắc khi làm việc, đặc biệt là tiêu hao lượng điện năng lớn. Đặc biệt, nếu phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường và kịp xử lý thì sẽ không làm ảnh hưởng tới tiến độ công việc, đồng thời giúp thiết bị vận hành tốt mà không bị hư hỏng nặng, giúp tiết kiệm chi phí sửa chữa, thay thế linh kiện.
Từ những lý do trên chúng ta có thể thấy việc bảo dưỡng, kiểm tra, vệ sinh máy nén không khí là cực kỳ quan trọng và cần nghiêm túc tuân thủ . Do đó, quý vị hãy xây dựng ngay cho mình một quy trình vận hành bảo dưỡng máy nén khí thật tốt.

Tiết kiệm chi phí hiệu quả khi kiểm tra máy nén khí theo định kỳ
Thời gian, kế hoạch bảo dưỡng máy nén khí
Để đảm bảo đúng quá trình bảo trì máy nén khí, người dùng cần phải tiến hành công việc này định kỳ theo ngày, theo tuần, theo tháng, theo quý,… để máy có thể được vận hành trơn tru, ổn định nhất.
Bảo dưỡng máy hàng ngày
Việc chủ động chăm sóc, bảo dưỡng máy nén khí mini hàng ngày vô cùng đơn giản mà hiệu quả mang lại rất cao. Người dùng nên thực hiện xả van ở đáy bình chứa khí để tránh việc nước đọng ở trong bình. Tốt nhất là khoảng 20 - 30 phút bạn nên mở van xả 1 lần, mỗi lần từ 5 - 10s.
Bảo dưỡng theo tuần
Đối với quy trình bảo dưỡng máy nén khí công nghiệp, để tránh làm gián đoạn hoạt động sản xuất bạn nên thực hiện vào cuối tuần với những công việc như sau:
- Vệ sinh bộ lọc khí khi bị bám bẩn, ngăn chặn tình trạng tắc nghẽn làm hư hại máy, cũng như làm giảm hiệu suất hoạt động.
- Vệ sinh bên ngoài máy sạch sẽ, kiểm tra xe máy có những bất thường gì để xử lý kịp thời.

Bảo dưỡng máy nén khí trục vít phức tạp hơn máy piston
Bảo dưỡng theo tháng
Đối với máy nén khí trục vít ngâm dầu, người dùng cần phải thực hiện kiểm tra lượng dầu để thay thế, còn việc bảo dưỡng máy nén khí không dầu, bạn sẽ không phải quan tâm đến vấn đề này.
Thay vào đó, bạn cần kiểm tra van xả và dây van xem có vấn đề gì không, kiểm tra độ căng của dây, thực hiện siết chặt bu lông, ốc vít,… cùng việc tuân thủ theo đúng hướng dẫn sử dụng máy nén khí mà nhà sản xuất khuyến cáo.
Quy trình bảo dưỡng máy nén khí công nghiệp
Để đảm bảo chất lượng tốt nhất cho thiết bị của bạn, hãy thực hiện theo cách bảo dưỡng máy nén khí sau đây.
Vệ sinh cho bộ lọc khí
Đảm bảo sạch sẽ cho thiết bị lọc khí là vô cùng quan trọng, bởi bộ phận này thường bị bám nhiều bụi bẩn, nếu không được làm sạch sẽ gây ra cản trở đối với lượng khí vào, làm ảnh hưởng tới khả năng hoạt động của máy.
Quy trình vệ sinh máy nén khí được thực hiện như sau: thực hiện tháo bộ phận lọc khí, sử dụng khí nén áp lực thấp để làm sạch bên ngoài và trong của bộ lọc. Nên thực hiện thổi theo chiều từ trên xuống dưới. Khi máy hoạt động được khoảng 2000, bạn nên tiến hành thay mới bộ lọc.
Làm sạch dàn làm mát dầu của máy nén khí
Để đảm bảo được hiệu quả bôi trơn, đảm bảo khả năng làm mát tốt cho thiết bị nén khí, yêu cầu người dùng cần phải chú ý đảm bảo sạch sẽ cho bộ phận dàn làm mát dầu máy.

Định kỳ bảo trì máy nén khí trục vít, piston
Việc vệ sinh định kỳ cho bộ phận này là vô cùng quan trọng, nhằm giúp cho thiết bị có thể hoạt động được tốt nhất. Bạn có thể thực hiện tháo dàn làm mát để vệ sinh sạch sẽ bụi bẩn bằng việc sử dụng khí nén xịt bụi hoặc thực hiện sục rửa bằng hóa chất.
Thực hiện bảo dưỡng xi lanh dành cho máy nén khí piston
Đối với máy nén khí piston, bộ phận xi lanh có vai trò quan trọng trong quá trình nén khí. Piston cần lên xuống liên tục nên rất nhanh bị mài mòn. Nếu không được bảo dưỡng định kỳ, độ ma sát tăng dễ bị hư hỏng, làm ảnh hưởng tới hiệu quả làm việc.
Để bảo dưỡng cho bộ phận này, người dùng thực hiện tháo xi lanh và tiến hành vệ sinh cho xi lanh sạch sẽ, đồng thời thực hiện thay đệm cao su mới để đảm bảo hiệu quả công việt tốt nhất. Sau khi hoàn thành bạn lắp đặt lại cụm xilanh cho thiết bị.
Thực hiện thay thế lọc dầu cho máy nén khí
Bộ phận lọc dầu đóng vai trò đặc biệt quan trọng, với nhiệm vụ đảm bảo chất lượng bôi trơn cho đầu máy nén khí, từ đó giúp máy nén thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.
Dầu máy nén khí bị bẩn sẽ khiến cho trục vít mài mòn, làm tăng ma sát, dẫn tới hiệu suất làm việc của thiết bị nén khí suy giảm nghiêm trọng, không đảm bảo được hiệu quả làm việc.
Việc thực hiện thay dầu máy nén khí thực hiện sau khoảng 500 – 1000 giờ chạy. Nếu máy hoạt động thường xuyên, liên tục, thì thời gian này có thể rút ngắn lại.

Quá trình bảo dưỡng cho máy nén khí
Trong quá trình thay dầu, người dùng cần đặc biệt chú ý những vấn đề sau đây:
- Nên sử dụng dầu chuyên dụng dành cho máy nén khí.
- Để tránh hư hỏng nặng, người dùng cần phải lưu ý, tuyệt đối không sử dụng dầu thủy lực cho đầu máy nén khí.
Một số lưu ý khi sử dụng máy nén khí
- Đặt máy tại những khu vực khô thoáng, phòng đặt cần có hệ thống thông gió, làm mát. Không để máy cạnh nơi có nguồn nhiệt, chất dễ cháy, nổ.
- Khi di chuyển máy nên xả bỏ hết áp lực để đảm bảo an toàn.
- Không xịt khí có áp lực cao vào những vùng nhạy cảm như mắt, miễng, mũi,... Áp lực khí cao có thể gây nguy hiểm.
- Cần lựa chọn loại dầu nhớt bôi trơn phù hợp, nhằm đảm bảo khả năng vận hành cũng như tốc độ hoạt động của máy như mong muốn.
- Nếu thay dầu, người dùng cần phải chú ý nên cho máy dừng hoạt động khoảng 15 – 20 phút rồi mới thực hiện công việc thay dầu.
- Không nên đổ dầu vượt quá mức giới hạn, cũng như không để cho máy hoạt động khi mực dầu còn quá ít.
- Chú ý quan tâm đến những bộ phận của máy như: bộ lọc khí, van lọc, lọc dầu, tách dầu, van điều chỉnh áp suất,…
Trên đây là hướng dẫn vệ sinh, bảo dưỡng máy nén khí cơ bản mà người dùng có thể tham khảo. Lưu ý cần ngắt điện ra khỏi hệ thống trước khi vệ sinh, bảo dưỡng; đảm bảo xả hết áp lực khí bên trong; nên thực hiện việc này định kỳ để máy luôn đảm bảo hoạt động tốt nhất.
Xem thêm: