Việc bảo dưỡng máy đánh giày sẽ làm cho năng suất hoạt động tốt hơn, và còn hỗ trợ tăng tuổi thọ cho máy nữa. Tuy nhiên việc bảo dưỡng như thế nào? Hay bao lâu thì cần bảo dưỡng? Chắc chắn là không phải ai cũng biết. Để hỗ trợ cho bạn có thêm thông tin để chăm sóc tốt cho chiếc máy đánh giày của gia đình, hãy tham khảo bài viết hướng dẫn cách bảo dưỡng máy đánh giày đúng cách của chúng tôi sau đây.
Cách bảo dưỡng máy đánh giày đúng cách

Bảo dưỡng máy đánh giày giúp gia tăng tuổi thọ và hiệu suất làm việc
Với công suất làm việc hàng ngày và số người sử dụng chiếc máy đánh giày gia đình khá nhiều, thì sẽ không tránh khỏi việc máy bị xuống cấp hay có tiếng động lạ. Hoặc đơn giản hơn là không phát huy được hiệu quả khi làm việc. Việc bảo dưỡng đúng cách sẽ khiến cho máy lấy lại được phong độ làm việc, cũng như góp phần gia tăng tuổi thọ đáng kể cho máy.
- Bảo dưỡng chổi đánh bụi và chổi đánh bóng
Chổi đánh bóng và đánh bụi là bộ phận quan trọng và có tần suất làm việc cao nhất, chính vì thế cần được bảo dưỡng định kỳ và thường xuyên hơn. Đối với những chổi quá cũ, quá bẩn thì bạn nên thay mới, chổi quá bẩn sẽ không phát huy được tính năng làm sạch cho giày mà còn có tác dụng ngược lại. Còn việc chổi quá cũ thì sẽ không quét được hết bụi, vết bẩn cứng đầu bám trên giày.
- Bảo dưỡng mô tơ
Cũng tương tự như các mô tơ ở các máy khác, nếu hoạt động lâu ngày sẽ phát ra những tiếng lạ, chính vì thế cần bảo dưỡng đúng cách để lấy lại năng suất hoạt động. Nên lau sạch bụi bẩn, xi thừa bám vào động cơ, sau đó tra thêm dầu vào các chi tiết để động cơ hoạt động êm ái hơn, năng suất hơn.
- Bảo dưỡng ống xi

Đừng quên bảo dưỡng cả ống xi
Đây là chi tiết mà nhiều người thường bỏ qua nhất khi bảo dưỡng máy đánh giày. Thông thường mọi người chỉ đổ thêm xi vào bên trong khi hết chứ ít người bảo dưỡng ống xi định kỳ. Việc ống xi qua thời gian sử dụng có những cặn bẩn, hay lớp xi cũ khô bám vào đầu ống, có thể gây tắc hoặc ra xi không đều. Nên lau sạch, xử lý xi cũ định kỳ để đảm bảo cho lượng xi ra đều hơn. Và lưu ý chỉ nên dùng một loại xi cho máy, hoặc muốn thay thì phải làm sạch, xử lý hết xi cũ tránh lẫn lộn sẽ có thể gây hư hỏng giày bạn.
Cách sử dụng, bảo quản máy đánh giày hiệu quả, bền đẹp
Để chiếc máy đánh giày có thể vận hành tốt, tuổi thọ cao thì ngoài việc bảo dưỡng định kỳ thì sử dụng đúng cách hàng ngày cũng góp một phần không nhỏ.
- Thường xuyên lau sạch bụi bẩn
Thường xuyên lau sạch bụi bẩn không chỉ khiến cho chiếc máy đánh giày của gia đình cơ quan thêm sạch đẹp, chức năng đánh giày được phát huy hiệu quả mà còn giúp gia tăng tuổi thọ của các chi tiết, động cơ.
Hàng ngày bạn có thể dùng một chiếc khăn ẩm nhỏ lau xung quanh bề mặt máy và các chi tiết như chổi đánh bụi. hay trục quay để tăng hiệu quả làm việc cũng như hạn chế bụi bẩn bám lâu ngày gây rỉ sét, mất thẩm mỹ.
- Sử dụng đúng từng chức năng chổi

Nên sử dụng đúng chức năng của từng loại chổi
Đây là lưu ý quan trọng mà người sử dụng cần phải nhớ đối với máy đánh giày, mỗi máy sẽ thường được trang bị ít nhất là 2 chổi: 1 chổi đánh bụi và một chổi đánh bóng.
Không nên sử dụng lẫn lộn chức năng của 2 loại chổi này, một số người thường muốn rút ngắn thời gian mà sử dụng luôn chổi đánh bóng để đánh sạch bụi và làm bóng. Như vậy vừa không phát huy được hiệu quả, ảnh hưởng đến người sau mà còn phải thay luôn chổi, bởi chổi đánh bóng khi bị dính bùn đất sẽ rất khó làm sạch.
- Để nơi khô ráo, sạch sẽ
Nên lựa chọn chỗ để khô ráo, sạch sẽ tránh ánh nắng chiếu trực tiếp hoặc mưa hắt. Bởi vì ánh nắng có thể khiến ống xi bị khô, mưa có thể làm bẩn chổi đánh hoặc làm rỉ sét động cơ. Từ đó ảnh hưởng đến quá trình vận hành cũng như rút ngắn tuổi thọ của máy.
>>>Tham khảo thêm: Có nên đầu tư mua bình bọt tuyết cho tiệm rửa xe hay không?
Qua bài cách hướng dẫn bảo dưỡng máy đánh giày đúng cách trên đây, hy vọng sẽ giúp bạn có thể bảo quản, bảo dưỡng chiếc máy của cơ quan, gia đình tốt hơn để đáp ứng tối đa cho nhu cầu của mọi người trong thời gian dài nhất. Thông tin đến bạn.