Sau một thời gian sử dụng mặt sàn của bạn bắt đầu có những dấu hiệu xuống cấp và không đảm bảo được tính thẩm mỹ cũng như yêu cầu kỹ thuật. Vậy phải làm thế nào để mặt sàn có thể trở nên bóng đẹp và chất lượng hơn? Hãy cùng tham khảo quy trình đánh bóng sàn bê tông của chúng tôi ngay sau đây nhé!

Làm gì để sàn bê tông bóng đẹp và chất lượng hơn?
Danh sách dụng cụ cần thiết
- Máy mài sàn bê tông: đây là thiết bị quan trọng nhất và không thể thiết trong quá trình đánh bóng sàn bê tông. Máy mài sẽ giúp làm tăng độ bóng và tạo mặt phẳng cho sàn.
- Các loại lưỡi mài kim loại: các loại đĩa mài mà bạn cần sử dụng đó là: HF, MF, SF. Cùng đầu số cần để thực hiện công việc là: #16 30# , 50#, 60#, 100#, 200#, 400#, 800#, 1500#, 3000#.
- Hóa chất giúp tăng cứng bề mặt sàn bê tông: đây là loại hóa chất giúp tăng độ cứng cho sàn từ đó đảo bảo được độ bền và hạn chế những vết rạn nứt trong quá trình sử dụng.
Quy trình đánh bóng sàn bê tông
Trước tiên, khi muốn bắt đầu công việc đánh bóng bê tông bạn xác định trạng thái hiện có của mặt sàn, thực hiện dọn dẹp các vật cản có trên bề mặt. Sau đó chúng ta sẽ cùng bắt tay vào từng bước cụ thể:
>>> Bài viết tham khảo: Tổng hợp các phương pháp đánh bóng sàn đá đơn giản hiệu quả
Bước 1: Xác định và thực hiện mài sơ bộ phương thức mài cần làm
Có hai phương thức mài chủ yếu đó là: mài lộ cốt liệu và mài lộ cát. Để có thể biết đâu là phương thức phù hợp với sàn của bạn thì bạn cần hiểu rõ về chúng như sau:
- Cũng như tên của nó phương thức này sẽ làm lộ ra những vật liệu có trong nền bê tông như sỏi, đá… Phương thức này sẽ kết hợp với công việc làm bóng để tạo ra một mặt nền có sự xuất hiện của các vật liệu sỏi đá nói trên sao cho nền trông thật tự nhiên.
- Đối với nền bê tông mới chúng ta bắt đầu sử dụng lưỡi mài #30 để là hiện lên các cốt liệu có bên trong.
- Còn trong trường hợp sàn của bạn đã cũ, có dấu hiệu lồi lõm không được bằng phẳng hay là có cả một lớp sơn bên trên thì công việc của bạn sẽ trở nên phức tạp hơn một chút. Đầu tiên bạn cần loại bỏ các phần lồi lõm và phá đi lớp sơn cũ bằng cách sử dunng đĩa mài số #16. Tiếp theo, dùng đầu #30 để làm phẳng bề mặt.
Mài lộ cát hay là đánh bóng nền, đánh bóng sàn bê tông chính là một. Với phương thức này bạn chỉ cần sử dụng đĩa mài đầu số #30 để loại bỏ đi lớp bề mặt đồng thời cũng làm phẳng sơ bộ cho sàn.

Mài phẳng sàn bê tông
Bước 2: Xóa các vết xước
Sau khi trải qua quá trình mài sơ bộ sàn sẽ xuất hiện các vết xước, nhiệm vụ của chúng ta lúc này là xóa bỏ chúng.
- Để có thể xóa đi những dấu vết mà lưỡi mài #30 để lại chúng ta sử dụng máy mài sàn công nghiệp và dùng lần lượt các loại đĩa mài #50 và #80.
- Sau bước làm bên trên trên sàn vẫn còn tồn tại những vết xước chưa được loại ỏ hoàn toàn mà nó chỉ có thể làm mờ đi dấu vết của lưỡi #30. Nhưng chúng ta vẫn làm bước này với mục đích chính đó là tạo ra những vết xước vừa phải; đồng thời làm giảm độ hao mòn của các đĩa mài mịn.
Bước 3: Mài mịn sàn
- Để có thể làm mịn sàn bạn có thể dùng lần lượt các lưỡi mài #100, #150, #200 và #250. Các lưỡi mài này sẽ giúp xóa đi các vết xước trước đó; đồng thời làm mịn dần dần bề mặt sàn bê tông. Với đĩa mài #250 bạn có thể thực hiện từ 2 đến 3 lần để xóa bỏ hoàn toàn các vết xước.
- Có một lưu ý nhỏ là trong quá trình thực hiện mài sàn các bụi bẩn tạo ra là vô cùng lớn chính vì thế khi thực hiện bạn nên kết hợp sử dụng thêm với nước hoặc sắp hỗ trợ đánh bóng để giảm thiểu lượng bụi bẩn cũng như làm tăng độ bóng mịn cho công trình.
- Sử dụng máy mài cầm tay để tiến hành mài góc cạnh cũng như các chân tường và cột.

Hình ảnh quá trình mài mịn nền bê tông
Bước 4: Vệ sinh nền
- Thực hiện thu gom để tiến hành phun phủ hóa chất. Nếu có điều kiện bạn có thể sử dụng dòng máy hút bụi công nghiệp, loại vừa có thể hút bụi và nước để dọn sạch nhanh chóng các loại bụi bẩn.
Bước 5: Phun hóa chất
- Tùy thuộc vào loại hóa chất mà chọn dùng sẽ có mức định sử dụng khác nhau; vì thế hãy tham khảo thật kỹ trước khi sử dụng.
- Sau khi phun cần đợi từ 12 - 24 tiếng để hóa chất thẩm thấu xuống sàn bê tông.
Bước 6: Đánh bóng sàn
- Phụ thuộc vào độ bóng mà người dùng mong muốn mà sẽ dùng loại lưỡi mài phù hợp. Chúng ta sẽ sử dụng lần lượt các loại lưỡi mài từ #400, #500, #800, #1000. #1500 cho đến #2000 cho đến khi đạt được yêu cầu mong muốn.
- Để sàn bê tông được mài bóng hiệu quả bạn nên mài khô và kết hợp với hóa chất đánh bóng.
Một số lưu ý trong quá trình đánh bóng sàn bên tông
- Cần xác định thật chính các đặc điểm về độ phẳng, độ lồi lõ… của sàn trước khi thực hiện đánh bóng để từ đó có thể lên kế hoạch thi công phù hợp.
- Tham khảo thật kỹ các chất liệu trước khi sử dụng; bởi mỗi vật liệu sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên mặt sàn.
- Làm thật cẩn thận trong từng bước thực hiện vì mỗi bước đều sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của công trình.
>>> Bài viết tham khảo: Hướng dẫn cách chà ron gạch nhanh nhất, sạch nhất
Trên đây là kinh nghiệm của quy trình đánh bóng sàn be tông mà chúng tôi mà chúng tôi mong muốn được chia sẻ cùng với người đọc, mong rằng bạn có thể thực hiện công việc đánh bóng bê tông của mình thuận lợi. Chúc bạn thành công.