Lọc gió là thiết bị vô cùng quan trọng của mỗi chiếc xe máy. Do điều kiện làm việc chuyên dụng cho nên bộ phận này rất dễ bị bẩn. Câu hỏi đặt ra ở đây là có nên tái chế lọc gió xe máy đã cũ hay không? Để giải đáp cho vấn đề này, chúng ta hãy cùng nhau khám phá bài viết dưới đây.
Lọc gió xe máy là gì? Hệ quả của việc lọc gió xe máy bị cũ, bẩn
Trong xe máy, lọc gió có vai trò vô cùng quan trọng. Đây là bộ phận có chức năng lọc luồng không khí từ môi trường đi vào buồng đốt. Thiết bị lọc này cho phép giữ lại nước, bụi bẩn, tạp chất,... theo luồng khí đi vào buồng đốt. Điều đó nhằm tạo môi trường sạch để tăng hiệu suất cho quá trình đốt cháy nhiên liệu.

Lọc gió xe máy có vai trò rất quan trọng
Sau một thời gian sử dụng lâu dài với quá trình bảo dưỡng không đảm bảo thì lọc gió rất dễ bị bám bẩn, bị cũ đi. Điều đó ảnh hưởng rất lớn tới quá trình đốt cháy nhiên liệu. Cụ thể như:
- Khi lọc gió quá cũ, bụi bẩn bám nhiều, ngăn cản lượng gió đi vào buồng đốt. Lượng không khí cần cho quá trình đốt nhiên liệu không được đáp ứng đủ khiến cho buồng đốt cháy với nồng độ xăng cao từ đó mà gây ra hiện tượng tốn xăng, hao xăng nhanh chóng. Biểu hiện rõ ràng nhất của sự cố này chính là hiện tượng xe khó tăng tốc, lên dốc chậm, ống pô xuất hiện khói đen.
- Lọc gió quá cũ khiến cho bụi bẩn bám nhiều làm rơi xuống buồng đốt dẫn tới phát sinh sự cố không đáng có. Đặc biệt, luồng khí có lẫn tạp chất làm cho hỗn hợp khí cháy lớn, cháy không hết sinh ra muội than. Các muội than này lại bám ở lòng xy lanh, van nạp – xả, xéc măng,... khiến giảm tuổi thọ của động cơ.
Do đó mà chúng ta cần có biện pháp sửa chữa, thay mới, bảo dưỡng lọc gió sao cho phù hợp để tránh ảnh hưởng tới quá trình đốt nhiên liệu.

Lọc gió quá bẩn khiến cho quá trình đốt nhiên liệu gặp nhiều khó khăn
Các loại lọc gió xe máy
Dựa vào tính chất cũng như cấu tạo, mà lọc gió xe máy được chia là hai loại riêng biệt. Tùy thuộc vào mỗi loại mà chúng ta có thể tái chế hay không tái chế.
Lọc gió khô
Loại này còn có tên gọi khác là lọc gió bằng giấy khô. Cấu tạo của loại lọc này chính là một tờ giấy (kiểu giấy trong bao xi măng nhưng dày hơn), được gấp thành các nếp gấp và đặt cùng nhau trên một mặt phẳng.
Tuy gọi là giấy, nhưng chúng lại không phải giấy. Vì chuyên biệt cho quá trình lọc khí nên chúng được cấu tạo 2 lớp. Lớp ngoài có các lỗ lọc lớn cho khả năng hút nhiều không khí. Lớp tiếp theo với các mắt lọc nhỏ giúp ngăn cản lại các tạp chất trong không khí.
Với thiết bị lọc này, người sử dụng có thể tái chế, vệ sinh, tái sử dụng giúp tiết kiệm chi phí.
Lọc gió ướt
Loại lọc gió này được làm từ đệm, mút, bông,... đặc biệt là chúng được tẩm một loại dầu chuyên dụng. Điểm khác biệt của lọc ướt so với lọc khô chính là lọc ướt giúp ngăn cản bụi bẩn nhờ vào lớp dầu trong tấm lọc.

Không nên tái chế lọc gió ướt vì sẽ không đảm bảo được chất lượng
Loại lọc này cho lượng gió lớn đi vào buồng đốt nên được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, lọc gió ướt lại không thể tái chế được mà bắt buộc phải thay mới thì mới đảm bảo được chất lượng cho quá trình lọc khí.
Có nên tái chế lọc gió xe máy không?
Tùy thuộc vào loại lọc gió mà chúng ta quyết định có nên tái chế hay không. Nếu là lọc gió khô, chúng ta chỉ cần dùng khí nén từ các loại máy hơi mini với áp lực nhỏ để xịt lên bề mặt tấm lọc. Lưu ý, luôn xịt nghiêng với áp lực khí nhỏ. Nếu lực khí quá lớn thì chúng ta nên để lọc xa vòi xịt từ 10 – 15cm.

Sử dụng khí nén để làm sạch lọc gió khô
Còn nếu lọc xe máy của bạn đang dùng là lọc dầu thì chúng ta không nên tái chế. Vì sao? Vì khi chúng ta không thể dùng khí để thổi bay bụi bẩn như ở lọc khô mà bắt buộc phải giặt sạch. Khi đó lượng dầu chuyên dụng sẽ bị rửa trôi, khả năng lọc cũng theo đó mà biến mất. Vì vậy, thay mới là giải pháp tối ưu nhất đối với lọc gió ướt.
Những lưu ý cần thiết đối với lọc gió xe máy
Để đảm bảo chất lượng của lọc gió nói riêng cũng như của cả quá trình đốt nhiên liệu nói chung, chúng ta cần có một số lưu ý sau:
- Nên thay mới lọc gió đúng định kỳ. Thời gian thay lọc gió xe máy phù hợp nhất là khi xe máy đi được từ 8.000 – 10.000km. Tuy nhiên, nếu xe di chuyển trong môi trường quá nhiều bụi bẩn thì nên rút ngắn thời gian xuống.
- Nếu tự thay lọc gió tại nhà thì chúng ta nên lựa chọn những sản phẩm tương thích với máy, có chất lượng tốt.
- Thường xuyên kiểm tra, vệ sinh bảo dưỡng toàn bộ xe để có thể phát hiện ra sự cố và có cách khắc phục nhanh chóng.
- Nếu như tái sử dụng lọc khô thì chúng ta cần có kỹ thuật để tránh làm tổn hại tới lọc.
- Lọc gió ướt thì nên thay 2 tháng/lần để đảm bảo khả năng vận hành cho xe
>>Tham khảo thêm bài viết: Cách điều chỉnh áp suất máy rửa xe
Trên đây là một số những thông tin về lọc gió xe máy. Đến đây, hẳn quý vị đã có câu trả lời cho vấn đề đặt ra ở đầu bài. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp trên đây sẽ hữu ích cho quý vị trong việc sử dụng, bảo dưỡng lọc gió xe máy.