Một trong những phụ kiện có vai trò quyết định đối với hiệu quả vệ sinh của máy hút bụi công nghiệp chính là bộ lọc HEPA và bộ lọc ULPA. Để hiểu bộ lọc hepa trong máy hút bụi là gì, cấu tạo và vai trò của hai bộ lọc bụi này, quý khách có thể tham khảo những nội dung sau đây.

Bộ lọc HEPA trong máy hút bụi công nghiệp
Bộ lọc hepa là gì?
Hepa vốn là tên gọi của một công nghệ lọc các hạt phóng xạ gây ô nhiễm được phát triển từ năm 1940. Cho đến ngày nay, bộ lọc này đang được sử dụng rất rộng rãi trong các thiết bị máy hút bụi, máy khử mùi... để nhằm loại bỏ các bụi bẩn, nấm mốc...
Các chỉ số khả năng lọc của bộ lọc Hepa
Hiện nay, bộ lọc HEPA gồm có các loại đó là HEPA, EPA, ULPA. Cả 3 loại này đều đạt tiêu chuẩn Châu Âu EN 1822:2009
Các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm cả 3 loại bộ lọc này và mỗi bộ lọc lại có các chỉ số ứng với khả năng lọc của nó.
- Các chỉ số trên bộ lọc EPA (Efficient Particulate Air Filter) với 3 chỉ số có khả năng lọc bụi khoảng 99.5%:
+ E10 lọc được 85% bụi bẩn
+ E11 lọc được 95% bụi bẩn
+ E12 lọc được 99.5% bụi bẩn
- Các chỉ số trên bộ lọc HEPA (High Efficiency Particulate Air) có khả năng lọc đến 99.995%:
+ H13 lọc được 99.95% bụi bẩn
+ H14 lọc được 99.995% bụi bẩn
- Bộ lọc ULPA (Ultra Low Penetration Air Filter - hay còn gọi cách khác là Ultra – Hepa) có khả năng lọc đến 99.999995%:
+ U15: lọc được 99.9995% bụi bẩn
+ U16: lọc được 99.99995% bụi bẩn
+ U17: lọc được 99.999995% bụi bẩn
Cấu tạo bộ lọc bụi HEPA, ULPA
Cấu tạo chính của bộ lọc Hepa bao gồm một chiếc lưới được sắp xếp từ các sợi sợi thủy tinh có đường kính từ 0.5 đến 2.0 micromet. Với cấu tạo này, bộ lọc có thể loại bỏ đến 99.97 %. các hạt bụi bẩn , chất gây ô nhiễm có trong không khí với kích thước nhỏ siêu nhỏ tới 0.3 micromet mà máy hút bụi bình thường khác không hút được như; lọc phấn hoa, bào tử nấm, lông thú và khói…

Cấu tạo của bộ lọc Hepa
Các sợi thủy tinh trong bộ lọc được sắp xếp ngẫu nhiên gồm có 3 lớp là:
- Mặt chắn: là lớp đầu tiên ngăn chặn dòng chảy không khí đi vào máy hút bụi, lưu giữ lại hầu hết các hạt bụi khô hay bụi ướt.
- Tác động: là lớp ở giữa, giúp thu giữ những phân tử bụi nhỏ đi xuyên qua mặt chắn.
- Khuếch tán: là lớp trong cùng của bộ lọc bụi, lưu lại toàn bộ những phân tử bụi rất nhỏ trong không khí.
Vai trò của bộ lọc HEPA, ULPA trong máy hút bụi
+ Bảo vệ sức khỏe người sử dụng: bộ lọc bụi HEPA và ULPA có trong máy hút bụi công nghiệp giúp loại bỏ các chất thải, khói độc hại và bụi bẩn như hạt phấn hoa, bào tử nấm, lông động vật, vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh hô hấp,… Vì vậy, thiết bị không chỉ góp phần giữ gìn môi trường sống luôn trong lành, sạch đẹp mà còn giúp ngăn chặn tối đa những tác động xấu tới sức khỏe con người như kích ứng mắt, mũi, da, vấn đề về hô hấp,… do không khí ô nhiễm.

Bộ lọc bụi HEPA giúp loại bỏ đến 99,9% bụi bẩn giúp bảo vệ sức khỏe người sử dụng
Người dùng có thể lựa chọn một số model máy hút bụi có sử dụng 2 bộ này như: máy hút bụi TopClean TC 80S, CleanMaid T45 Eco, CleanMaid T32 Eco,…
Bộ lọc bụi HEPA và ULPA giúp hút sạch mọi loại bụi bẩn, bảo vệ sức khỏe người sử dụng
+ Kéo dài tuổi thọ của motor: ngoài tác dụng bảo vệ sức khỏe, bộ lọc HEPA và ULPA còn có khả năng ngăn không cho bụi bẩn phát tán, lan vào đầu máy làm ảnh hưởng tới hoạt động của motor. Nhờ vậy, mô tơ máy hút bụi có thể làm việc ổn định trong suốt nhiều giờ với mọi điều kiện thời tiết mà không bị tăng nhiệt quá nhiều, cho hiệu suất làm việc cao và tuổi thọ dài lâu.
Vệ sinh màng lọc hepa
Để vệ sinh cho màng lọc Hepa thì rất nhiều người đã lựa chọn phương pháp chùi rửa bằng nước. Vậy màng lọc hepa có rửa được không và làm sao để vệ sinh hiệu quả.
Màng lọc hepa có rửa được không?
Hiện nay, bộ lọc Hepa được chia thành 2 loại: loại rửa được chú thích “Washable” và loại không rửa được.
- Bộ lọc HEPA không rửa được
Theo hướng dẫn chỉ định của nhà sản xuất các bộ lọc được chú thích không rửa được thì người dùng không nên tiến hàng rửa với nước và nến thực hiện thay thế màng lọc mới theo quy định của nhà sản xuất. Thông thường thời gian thay thế phụ thuộc vào tần suất sử dụng máy thường là từ 1 đến 2 năm.

Bộ lọc HEPA không rửa được
- Bộ lọc HEPA có thể rửa được
Với những bộ lọc HEPA này thì người dùng có thể thực hiện vệ sinh thường xuyên để duy trì hiệu quả lọc không khí, bụi bẩn cũng như giúp kéo dài tuổi thọ của bộ lọc. Thời gian thực hiện vệ sinh định kỳ là 2 – 3 tháng/1 lần.
Cách vệ sinh bộ lọc HEPA trên máy hút bụi
Vệ sinh màng lọc rất đơn giản tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả và không gây hư hỏng màng lọc thì người dùng cần thực hiện theo những bước sau:
+ Mở nắp và tháo màng lọc HEPA
+ Nhẹ nhàng tháo màng lọc HEPA ra khỏi chốt

Thực hiện tháo bỏ màng lọc ra khỏi máy hút bụi
+ Sau đó, bạn sử dụng máy hút bụi mini hoặc chổi quét bụi lông mềm để loại bỏ các bụi bẩn bám trên màng lọc. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện người dùng nên thực hiện nhẹ nhàng để tránh không làm rách màng lọc
+ Rửa nhẹ màng lọc dưới vòi nước với lực chảy nhẹ để làm sạch bụi bẩn. Với những vết bẩn cứng đầu chỉ bạn nên sử dụng khăn hoặc chổi mềm để chà nhẹ những vết bẩn đó. Tuyệt đối không sử dụng bàn chải cứng để chà với lực mạnh. Để quá trình này hiệu quả hơn, người dùng cũng có thể sử dụng thêm các loại chất tẩy rửa có nồng độ nhẹ.

Có thể rửa màng lọc Hepa dưới vòi nước yếu
+ Phơi khô màng lọc từ 1 - 4 tiếng dưới ánh nắng mặt trời có tia UV để có thể tiêu diệt hết các vi khuẩn còn sót lại trên màng lọc. Trong trường hợp không có nắng, bạn có thể sử dụng máy sấy tóc ở chế độ nhẹ nhất để thực hiện sấy khô màng lọc ( khoảng cách giữa máy sấy với bộ lọc ít nhất 3 – 5 cm)
+ Lắp đặt màng lọc trở lại máy
Qua những thông tin trên đây, hy vọng quý khách đã hiểu rõ hơn về đặc điểm cấu tạo và vai trò của bộ lọc bụi HEPA, ULPA trong máy hút bụi. Nếu khách hàng đang muốn lựa chọn một sản phẩm máy hút bụi công nghiệp có sử dụng màng lọc Hepa thì vui lòng liên hệ hotline 098 7779 682 để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí.