Máy bơm mỡ là thiết bị làm nhiệm vụ bôi trơn cho các loại động cơ, chi tiết máy, giúp máy móc có thể phát huy hiệu quả làm việc cao nhất và luôn hoạt động ổn định, bền bỉ cùng thời gian. Tuy nhiên, dù là sản phẩm quen thuộc với đông đảo người sử dụng hiện nay nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy bơm mỡ chuyên dụng.
Nắm vững những thông tin cần thiết về máy bơm mỡ công nghiệp sẽ giúp chúng ta có thể sử dụng thiết bị làm việc hiệu quả và có độ bền cao nhất. Do đó, quý khách nên tham khảo thông tin chi tiết được Yên Phát chia sẻ ngay sau đây để hiểu rõ hơn về đặc điểm của thiết bị bôi trơn máy móc này.
Cấu tạo chung của các loại máy bơm mỡ trên thị trường hiện nay
Để đáp ứng nhu cầu sử dụng của đông đảo người dùng hiện nay, các nhà sản xuất đã tung ra thị trường nhiều dòng máy bơm mỡ bò chuyên dụng như máy bơm mỡ bằng điện giá rẻ, máy bơm mỡ bằng tay – chân, máy bơm mỡ bằng khí nén,… Các sản phẩm này tuy được thiết kế với mẫu mã, kiểu dáng và công nghệ khác nhau nhưng đều có chung một chức năng chính là bơm mỡ chuyên dụng để bôi trơn cho máy móc, trang thiết bị trong nhà máy, động cơ xe máy, xe tải,…

Hiểu rõ cấu tạo máy bơm mỡ bò sẽ giúp chúng ta biết cách lắp đặt, sử dụng máy đúng chuẩn
Về cấu tạo, hầu hết các dòng máy bơm mỡ công nghiệp hiện nay đều gồm có các bộ phận chính sau:
Thùng đựng mỡ: có chức năng chứa mỡ bôi trơn chuyên dụng để phục vụ công việc bơm mỡ, đồng thời còn làm nhiệm vụ đỡ các bộ phận khác của máy như súng bơm mỡ, dây dẫn,… Bình chứa mỡ có dung tích khá đa dạng, từ 12 lít như các sản phẩm máy bơm mỡ điện Kocu GZ-D1, máy bơm mỡ khí nén Masada MD-55,… tới trên 30 lít như máy bơm mỡ khí nén Masada MD-60 (30 lít), máy bơm mỡ khí nén Kocu GZ-75B (45 lít),… Trong thùng đựng mỡ cũng được thiết kế với các thiết bị áp mỡ, nén mỡ gắn trên bề mặt để làm nhiệm vụ đẩy mỡ vào ống hút với một áp lực nhất định, giúp cung cấp đủ lượng mỡ bò cần thiết trong quá trình thiết bị vận hành.
Súng bơm mỡ: là điểm cuối trên đường đi của mỡ, là phụ kiện trực tiếp bơm mỡ cho các loại máy móc, động cơ. Khi người điều khiển máy bóp cò súng thì mỡ bò sẽ được phun vào vị trí máy móc mà bạn muốn bôi trơn.
Bên cạnh đó, mỗi dòng máy bơm mỡ công nghiệp lại có thêm những bộ phận riêng biệt phù hợp với thiết kế sản phẩm. Với máy bơm mỡ bằng tay – chân thì có thêm tay cầm, bàn đạp; máy bơm mỡ khí nén được trang bị thêm ống cao áp và ống dẫn khí; máy bơm mỡ bằng điện có thêm động cơ, dây dẫn điện,…
Nguyên lý hoạt động của máy bơm mỡ công nghiệp
Tuy trên thị trường hiện nay đang có nhiều dòng máy bơm mỡ bò có cấu tạo khác nhau nhưng cơ bản chúng đều có nguyên lý làm việc tương tự nhau. Đó là khi thực hiện vận hành máy để bơm mỡ bôi trơn cho động cơ ô tô, xe máy, máy móc công nghiệp, các dòng máy bơm mỡ chuyên dụng này đều cần sử dụng nguồn năng lượng từ bên trong máy hoặc bên ngoài để tạo thành lực chuyển động giúp hút mỡ từ thùng chứa cung cấp cho súng bơm mỡ.
Cụ thể là máy bơm mỡ bôi trơn chạy điện sử dụng năng lượng điện hoặc động cơ, máy bơm mỡ khí nén sử dụng khí nén làm lực chuyển động, máy bơm mỡ bằng tay – chân dùng lực bóp tay cầm hoặc lực đạp của chân lên bàn đạp,… Dưới tác động của các nguồn lực này, lượng mỡ có độ nhớt cao sẽ được bơm lên ống dẫn rồi đưa ra đầu súng bơm mỡ, từ đó giúp bôi trơn nhanh chóng cho các loại máy móc, trang thiết bị để chúng làm việc hiệu quả, bền bỉ. Cơ chế này giúp máy cho hiệu quả làm việc tốt, có độ an toàn cao, dễ sử dụng, ít tốn công sức và tăng tuổi thọ cho các phương tiện vận tải, máy móc trong nhà xưởng, xí nghiệp.
Rất mong với những thông tin được chúng tôi chia sẻ trên đây, hy vọng quý khách đã hiểu hơn về đặc điểm cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy bơm mỡ chuyên dụng, từ đó biết cách sử dụng sản phẩm sao cho đạt hiệu quả làm việc cao nhất khi sử dụng. Mọi câu hỏi cần giải đáp chi tiết hơn về thiết bị này, quý khách vui lòng liên hệ hotline 0912 370 282 để được tư vấn viên của điện máy Yên Phát hỗ trợ kịp thời.