Giống như nhiều loại thiết bị cầu nâng khác, những chiếc cầu nâng cắt kéo cũng có vai trò chính là nâng lên, hạ xuống, thay đổi vị trí của xe ô tô. Tuy nhiên, chúng cũng có những đặc điểm, giá thành riêng biệt.
Cầu nâng cắt kéo là gì?
Câu nâng cắt kéo hay còn được gọi là thanh nâng chữ X hoặc cầu nâng xếp. Đây là thiết bị khá phổ biến được sử dụng để sửa chữa ôtô.
Cấu tạo của cầu nâng cắt kéo
Sở dĩ sản phẩm này có tên như vậy đều là dựa vào cấu tạo cũng như kiểu dáng thiết kế của chúng.
Khung cố định: là 1 khung cơ bản được làm từ các tấm thép liên kết lại với nhau. Trên khung cố định được thiết kế các lỗ để bắt xuống đất, bên trong khung cũng có lỗ để bắt các tay nâng và bảo vệ tay nâng.
Phần di động: Bộ phận này gồm có mặt sàn và cần bẩy của các tấm hàn. Các chi tiết này gắn đến điểm cuối bằng 1 trục và kết nối tới tay khung. Giá đỡ của cầu nâng sẽ được gắn với thanh kéo, được giữ lại bằng thanh chốt chắc chắn sẽ tự động chèn vào khi cầu nâng thực hiện nâng xe lên cao
Phần nâng: là bộ chấp hành sử dụng khí nén và được kết nối bởi các ống.
Bộ phận an toàn: là các chi tiết như: van khí an toàn, công tắc hạn chế hành trình, khóa tay nâng chống quay và phần bảo vệ chân 2 bên
==> Xem thêm: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động cầu nâng 1 trụ
Đặc điểm cầu nâng cắt kéo
Cầu nâng cắt kéo, bàn nâng cắt kéo hay còn được biết đến với các tên gọi khác như cầu nâng kiểu xếp, cầu nâng chữ X, ziczac,... Đây là thiết bị chuyên dụng tại các tiệm sửa chữa và bảo dưỡng xe ô tô với nhiệm vụ chính là nâng hạ xe để tiến hành làm lốp, thay đổi lốp cũng như các công việc sửa chữa dưới gầm xe. Đặc biệt, dòng thiết bị này phù hợp cho việc thiết lập vị trí lắp đặt đĩa để kiểm tra góc lái, căn chỉnh độ chụm của bánh xe,...

Cầu nâng xếp được dùng phổ biến tại các tiệm sửa xe ô tô lớn
Ưu điểm của loại kích nâng xe kiểu cắt kéo này chính là sự tiện dụng trong quá trình vận hành. Khi vận hành, bộ phận nâng được đẩy lên làm kéo dãn các thanh kim loại “chữ X” giúp nâng xe lên. Khi hạ xuống các thanh kim loại này được xếp gọn lại tiết kiệm diện tích. Hơn nữa, cách lắp đặt âm nền có thể dấu cầu nâng hoàn toàn dưới mặt đất làm tiết kiệm không gian.
Đặc biệt, cầu nâng cắt kéo nâng bụng này không có nhiều trụ cố định như cầu nâng 2 trụ, 4 trụ mà có tính linh động cao. Nhờ đó mà tạo không gian rộng rãi trong quá trình sửa chữa, bảo dưỡng xe.
Có những loại cầu nâng cắt kéo nào?
Dựa vào kích thước thân cầu mà thiết bị này được chia thành 2 loại, cụ thể như sau:
Cầu nâng kiểu xếp thân ngắn
Đây là loại cầu nâng chữ X có phần thân nâng ngắn. Chúng ta có thể hình dung theo kiểu phần nâng của loại cầu này chỉ là một chứ “X”.

Cầu nâng thân ngắn kiểu chữ X
Loại cầu nâng này được sử dụng chủ yếu với mục đích nâng gầm xe tại những cửa hàng sửa chữa, bảo dưỡng ô tô có quy mô nhỏ. Ưu điểm của dòng thiết bị này chính là có độ ổn định cũng như chắc chắn cao hơn so với các loại cầu nâng khác.
Đặc biệt, loại cầu nâng này được thiết kế có bàn lái phía trước cùng tấm trượt đặt phía sau giúp việc căn chỉnh độ chụm tốt.
Cầu nâng kiểu xếp thân dài
Cũng để dễ hình dung, chúng ta có thể tưởng tượng loại cầu thân dài này có thân là 2 chữ “X” nối với nhau theo chiều dọc tạo thành hình zic zac. Chúng được sử dụng phổ biến tại các garage sửa chữa ô tô chuyên nghiệp có quy mô lớn nhờ độ nâng xe cao. Hơn nữa, những chiếc cầu nâng cắt kéo 2 tầng còn có khả năng tích hợp bộ chỉnh góc đặt bánh xe nhằm nâng cao hiệu quả công việc, tiết kiệm thời gian.
==> Xem thêm bài: Những lưu ý đặc biệt khi sử dụng cầu nâng ô tô

Cầu nâng thân dài kiểu xếp
Những lưu ý khi sử dụng cầu nâng cắt kéo?
Hiện nay, có rất nhiều tai nạn xảy ra trong quá trình sử dụng cầu nâng chữ X. Chính bởi vậy, để hạn chế tối đa những tai nạn gây thiệt hại về người và tài sản thì các bạn cần chú ý một số vấn đề dưới đây:
- Người thợ TUYỆT ĐỐI KHÔNG ở dưới chân cầu nâng trong quá trình cầu hạ xuống.
- KHÔNG nên chuyển động xe khi đang trên cầu nâng để hạn chế tình trạng mất thăng bằng dẫn đến đổ, rơi xe
- Vị trí khóa cầu nâng phải được thực hiện chính xác để tránh trường hợp xe bị rơi xuống.
- Không được ở trên xe hoặc cầu nâng trong khi nâng cầu lên
- Thực hiện đúng quy định lắp đặt cầu nâng
- Kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ thanh nâng để hạn chế tối đa nguy cơ các bộ phận bị lỗi hỏng khi làm việc.
- KHÔNG để những người không có chuyên môn điều khiển và sử dụng cầu nâng.
Cầu nâng cắt kéo giá bao nhiêu?
Cũng giống như nhiều loại cầu nâng khác, giá của những thiết bị này không hề rẻ đều trên vài chục triệu đồng thậm chí cả trăm triệu.
Tùy vào thương hiệu, xuất xứ mà giá cầu nâng cắt kéo có sự chênh lệch. Chúng ta có thể tham khảo giá của một số model cầu nâng cắt kéo sau:
- Cầu nâng cắt kéo Heshbon HL-35F: có giá khoảng trên 120 triệu.
- Cầu nâng kiểu xếp 3.5 tấn VSLI 3500: có giá khoảng 65 triệu.
- Cầu nâng cắt kéo VM-D35: có giá khoảng 135 triệu.
Lưu ý đây là mức giá tham khảo, có sự sai khác giữa các đơn vị phân phối.
Đến đây hẳn quý vị đã thấy giá bán của những chiếc cầu nâng cắt kéo không hề rẻ. Tuy nhiên chất lượng cũng như hiệu suất làm việc của những thiết bị này mang đến sẽ không làm cho quý vị cảm thấy thất vọng.