Sau một thời gian hoạt động, tháp giải nhiệt thường gặp tình trạng ăn mòn, cáu cặn và phát triển vi sinh vật. Trong đó, hiện tượng ăn mòn có thể gây ra nhiều hệ lụy như làm tắc nghẽn đường ống, giảm khả năng truyền nhiệt của tháp, gây tốn kém năng lượng. Do vậy, việc ức chế ăn mòn trong tháp hạ nhiệt là vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm hiện nay.
Vậy có những biện pháp nào giúp kiểm soát hiệu quả tình trạng ăn mòn trong hệ thống tháp làm mát nước, giúp thiết bị luôn làm việc tốt và có độ bền cao? Sau đây là một số thông tin chia sẻ về vấn đề này, hy vọng sẽ hữu ích với quý khách.
Các phương pháp để hạn chế ăn mòn
Có nhiều phương pháp được ứng dụng rộng rãi để ngăn chặn hoặc giảm thiểu hiện tượng ăn mòn trong hệ thống tháp làm mát nước, đó là:
- Lựa chọn vật liệu phù hợp để ngăn chặn nguy cơ ăn mòn.
- Kiểm soát cáu cặn và sự phát triển của các vi sinh vật.
- Bổ sung thêm các chất ức chế hóa học vào hệ thống tuần hoàn để tạo thành màng bảo vệ cho hệ thống.
- Phương pháp bảo vệ cathod và sử dụng kim loại hy sinh làm anod.
- Tạo một lớp bảo vệ như sơn, mạ kim loại hoặc nhựa trên bề mặt của tháp hạ nhiệt.

Các doanh nghiệp thường sử dụng hóa chất để ức chế ăn mòn
Nên sử dụng hóa chất nào để kiểm soát ăn mòn tháp hạ nhiệt?
Hầu hết các phương án kiểm soát ăn mòn tháp giải nhiệt công nghiệp hiện nay đều liên quan đến việc phủ một lớp màng mỏng lên bề mặt kim loại để ngăn chặn oxy tự do và nước tiếp xúc gần với kim loại, làm giảm tỉ lệ ăn mòn. Một số loại hóa chất cũng có thể được sử dụng để ức chế ăn mòn và đảm bảo tháp làm mát nước có thể hoạt động ổn định, cho hiệu quả làm việc cao nhất. Các loại hóa chất thường dùng là:
- Cromate: là chất ức chế ăn mòn rất tốt đối với vật liệu thép làm tháp giải nhiệt nước nhưng loại hóa chất này bị USEPA cấm vì có thể gây ảnh hưởng xấu tới môi trường.
- Molybdat: là hóa chất hạn chế ăn mòn trong tháp hạ nhiệt thay thế cromate vì nó không độc hại, giúp kiểm soát ăn mòn rỗ ở hàm lượng 4-8 mg/l.
- Kẽm: là chất ức chế ăn mòn tốt, liều lượng sử dụng lý tưởng là 0,5 - 2 mg/l nhưng nếu chúng ta sử dụng không đúng cách thì có thể gây ra cáu cặn.
- Polydiol: là hóa chất kiểm soát ăn mòn vỏ thép của tháp làm mát nước khá tốt, phù hợp khi sử dụng ở liều lượng 2-4 mg/l.
- Polyphosphate: giúp hạn chế ăn mòn thép và kim loại màu vàng, nên dùng ở liều lượng 4-12 mg/l.
- Nitrit: là chất ức chế ăn mòn cho vật liệu vỏ thép, các linh kiện bằng thép của tháp giải nhiệt cooling tower với liều lượng là 500-700 mg/l. Loại hóa chất này thường chỉ được sử dụng trong hệ tuần hoàn kín vì cần nồng độ cao, chống vi sinh và phản ứng với oxy.
Với những nhà máy sử dụng hệ thống giải nhiệt được chế tạo từ nhiều loại vật liệu khác nhau thì nên pha trộn các chất ức chể ăn mòn để đạt hiệu quả bảo dưỡng tháp tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm: Các loại hóa chất chống ăn mòn tháp giải nhiệt