Tháp giải nhiệt công nghiệp là thiết bị thường được sử dụng trong các nhà máy, xí nghiệp, tòa nhà lớn để phục vụ nhu cầu làm mát máy móc hoặc không gian có diện tích lớn. Trong quá trình hoạt động, tiết bị tiêu hao rất nhiều năng lượng và nước. Vì vậy, nắm được giải pháp sử dụng tháp giải nhiệt hiệu quả và tiết kiệm có ích rất lớn đối với các doanh nghiệp hiện nay.
Việc sử dụng tháp giải nhiệt nước hiệu quả và tiết kiệm chủ yếu phụ thuộc vào 2 yếu tố là: chọn mua sản phẩm phù hợp và lắp đặt, vệ sinh, bảo trì tháp đúng cách. Sau đây là thông tin chia sẻ chi tiết về vấn đề này, hy vọng sẽ hữu ích với quý khách.
Lựa chọn tháp giải nhiệt phù hợp để tiết kiệm năng lượng
Vì không thể thay đổi các phần cấu trúc của tháp hạ nhiệt nước sau khi xây dựng nên việc lựa chọn tháp chuẩn ngay từ ban đầu có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nếu chọn đúng sản phẩm có công suất phù hợp với nhu cầu sử dụng, người dùng có thể tiết kiệm tối đa chi phí đầu tư và vận hành thiết bị. Nếu chọn tháp có công suất quá cao so với nhu cầu thì doanh nghiệp sẽ tốn kém chi phí vận hành bởi không thể khai thác hết khả năng làm việc của thiết bị. Trong trường hợp chọn thiết bị có công suất không đáp ứng được yêu cầu công việc thì sẽ tốn thời gian và chi phí trong việc đầu tư thêm hoặc đổi trả, lắp đặt tháp mới,...

Lựa chọn tháp giải nhiệt nước phù hợp với nhu cầu sử dụng để tiết kiệm chi phí
Khi lựa chọn tháp giải nhiệt công nghiệp, người dùng cần chú ý tới một số yếu tố ảnh hưởng tới hiệu suất của thiết bị như:
- Khối đệm: trong tháp hạ nhiệt, nước nóng được phun lên bề mặt khối đệm, tiếp xúc với không khí, nước mát chảy xuống dưới và hơi nước nóng được không khí cuốn ra bên ngoài. Khối đệm trong tháp có ảnh hưởng tới mức tiêu thụ năng lượng theo 2 cách:
+ Năng lượng điện dùng để bơm nước lên trên khối đệm và quạt. Khối đệm được thiết kế hiệu quả với mức phân bố nước hợp lý, quạt, hộp số, tấm chắn nước và động cơ,... chất lượng tốt sẽ giúp giảm tiêu hao năng lượng điện.
+ Trao đổi nhiệt giữa không khí và nước chịu ảnh hưởng của diện tích bề mặt trao đổi nhiệt và thời gian trao đổi nhiệt cũng như sự chuyển động của nước. Khối đệm xác định các yếu tố trên, ảnh hưởng tới hiệu quả trao đổi nhiệt. Mức trao đổi nhiệt càng lớn thì tháp càng làm việc tốt.
- Bơm và hệ thống phân phối nước: cần chọn linh kiện có chất lượng tốt, hoạt động ổn định, bền bỉ, tiêu hao ít điện năng,... vì đây là một phần trong giải pháp sử dụng tháp giải nhiệt hiệu quả và tiết kiệm.

Cần chọn tháp hạ nhiệt nước có bơm và hệ thống phân phối nước được thiết kế tối ưu
- Quạt tháp giải nhiệt: trong tháp giải nhiệt cooling tower, quạt có chức năng định lượng không khí lưu thông trong hệ thống. Quạt cần phải vượt qua trở lực của hệ thống để dịch chuyển không khí. Hiệu suất của quạt phụ thuộc vào vật liệu cánh và độ nghiêng cánh. Quạt làm từ nhựa gia cố bằng sợi thủy tinh có thể tạo ra độ nghiêng khí động lực lý tưởng, trọng lượng nhẹ, đòi hỏi mô men khởi động thấp, công suất motor thấp, cải thiện tuổi thọ của hộp truyền động, động cơ và ổ đỡ, hỗ trợ bảo trì dễ dàng hơn. Vì vậy, các đơn vị nên cân nhắc đầu tư tháp hạ nhiệt sử dụng cánh quạt bằng nhựa gia cố sợi thủy tinh để tiết kiệm điện năng tiêu thụ.
Lắp đặt, vệ sinh và bảo trì tháp giải nhiệt định kỳ
- Xử lý nước làm mát: gồm kiểm soát cáu cặn, ăn mòn và vi sinh vật phát triển trong hệ thống,... là tôn chỉ của việc sử dụng tháp hạ nhiệt an toàn, hiệu quả và tiết kiệm. Việc xử lý nước làm mát sẽ giúp tiết kiệm nước, hạn chế xả đáy để loại bỏ cáu cặn, mang lại lợi ích kinh tế lớn cho doanh nghiệp sử dụng thiết bị.
- Lắp đặt tấm chắn nước: các nhà sản xuất đã cải tạo và thiết kế các tấm chắn nước để hạn chế lượng nước thất thoát do rò rỉ từ 0,02% trước đó xuống còn 0,003 – 0,001%.
- Tuân theo đề xuất của nhà sản xuất về khoảng trống quanh tháp và cải tiến cấu trúc tiếp xúc với cửa lấy khí vào hoặc cửa không khí ra.

Đảm bảo về khoảng trống quanh tháp giải nhiệt công nghiệp để thiết bị có thể làm việc tốt
- Tối ưu hóa góc cánh quạt, cân bằng cánh quạt của tháp hạ nhiệt theo mùa hoặc theo mức tải.
- Với tháp làm mát nước ngược dòng cũ, nên thay đầu phun cũ bằng đầu phun vuông kiểu mới không bị tắc để tránh tắc nghẽn làm tiêu hao năng lượng của thiết bị.
- Thay khối đệm dạng phun bằng khối đệm dạng màng PVC tự hủy.
- Thường xuyên làm sạch đầu phun và hệ thống phân phối nước của thiết bị để tránh tắc nghẽn.
- Tối ưu hóa lượng nước xả đáy để tiết kiệm nước.
- Thay tấm chắn nước dạng thanh có mức sụt áp thấp bằng tấm màng PVC tự hủy.
- Đậy các bể nước nóng, giảm thiểu rêu bám, tránh gây tắc nghẽn đường ống dẫn nước.
- Giữ nhiệt độ nước làm mát ở mức thấp bằng cách tách riêng những thiết bị có nhiệt độ cao như lò đốt, máy nén khí ra xa khỏi tháp.
- Thường xuyên kiểm tra hiệu suất của tháp để thay đổi cho phù hợp.
- Định kỳ kiểm tra bơm nước làm mát để tối ưu hóa hiệu suất bơm.
>> Tham khảo thêm: Cách tính lưu lượng nước thất thoát khi vận hành tháp giải nhiệt
Trên đây là giải pháp sử dụng tháp giải nhiệt hiệu quả và tiết kiệm mà người dùng nên tham khảo để có thể giảm tải chi phí khi đầu tư và vận hành hệ thống làm mát nước này.